35 năm sau, nhớ lại

Trưa 28-3, sư đoàn 3 ngụy ở Tây Nam Đà Nẵng tan rã. Ngô Quang Trưởng gọi điện cho Thiệu đề nghị: “Cho tôi một sự linh động”. Thiệu không trả lời vì biết linh động có nghĩa là bỏ chạy. Ngày 29-3, một ngày đi vào lịch sử. Cuộc rút lui cuối cùng của Mỹ-ngụy bắt đầu từ trong đêm đen. Thủy triều đang xuống thấp dần. Những chiếc tàu của hải quân Sài Gòn phải neo đậu ngoài khơi. Các sĩ quan, binh lính của Trưởng phải bơi ra để tiến đến tàu.

Trưa 28-3, sư đoàn 3 ngụy ở Tây Nam Đà Nẵng tan rã. Ngô Quang Trưởng gọi điện cho Thiệu đề nghị: “Cho tôi một sự linh động”. Thiệu không trả lời vì biết linh động có nghĩa là bỏ chạy. Ngày 29-3, một ngày đi vào lịch sử. Cuộc rút lui cuối cùng của Mỹ-ngụy bắt đầu từ trong đêm đen. Thủy triều đang xuống thấp dần. Những chiếc tàu của hải quân Sài Gòn phải neo đậu ngoài khơi. Các sĩ quan, binh lính của Trưởng phải bơi ra để tiến đến tàu.

Chúng tôi rời hang đá ở núi Cù Hang bên bờ con khe Dâu nằm trong dãy Hòn Tàu xuống đồng bằng trong một ngày giữa tháng 3 năm 1975. Đứng ở Điện Hòa mấy hôm thì tinh thần “Giải phóng-một ngày bằng 20 năm” đã xuống đến cán bộ cấp huyện và cấp xã, đến với bộ đội, du kích và nhân dân bám trụ ở vùng giải phóng. Niềm phấn chấn và tin một điều gì mới lạ sẽ diễn ra hiện lên trên khuôn mặt mọi người. Có lẽ chưa lúc nào giao liên hợp pháp và cơ sở nội thành, nội thị ra vào nhiều như lúc bấy giờ. Tinh thần tấn công chuyển vào thành phố, tạo ra những cơn sóng ngầm cực kỳ đáng sợ đối với kẻ thù.

Rạng sáng ngày 24-3, quân giải phóng áp sát thị xã Tam Kỳ, sau đó treo cờ chiến thắng lên trụ cờ dinh tỉnh trưởng Quảng Tín.

Ngày 26-3, Huế thất thủ.

Trong những ngày 26-27 tháng 3, các vị ủy viên Ban Thường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà đi tiền phương đều có mặt ở Phái Nhất-Điện Hòa, như các ông Hồng Quang, Năm Dừa, Trần Hưng Thừa, Phan Hoan. Những tin đầy phấn khích từ Đà Nẵng chuyển ra làm các vị thêm bận rộn. Họ đòi cán bộ cốt cán vào nội thành để trực tiếp chỉ đạo. Họ mong bộ đội vào nhanh để trấn áp kẻ thù đang rệu rã và nắm chính quyền. Nhiều vấn đề diễn ra làm các vị chỉ kịp hội ý chứ không kịp xin ý kiến của Bí thư Đặc khu ủy Trần Thận đang gấp rút rời núi Hòn Tàu xuống Điện Bàn.

Tại Phái Nhì, sau khi được phép của Bí thư Trần Thận, ông Trần Hưng Thừa vào Đà Nẵng để trực tiếp chỉ đạo lực lượng nội thành thì các ông Hồng Quang, Năm Dừa đứng ngồi không yên, ức như cá ức nước. Tối 27-3, Thượng tá Tư lệnh Phan Hoan đang ém quân ở Điện Hòa, Điện An thì đã thấy xuất hiện ở khu vực này hàng trăm lính ngụy rã ngũ, áo quần tả tơi, mặt mày phờ phạc. Không ai kịp hướng dẫn, mấy bà mẹ ở Phái Nhất, Phái Nhì nấu cơm cho lính rã ngũ ăn. Phần đói, phần mừng thoát chết, họ ăn ngon lành. Sáng 27, nhìn lên núi Bồ Bồ thấy khói đen bốc lên. Sau đó thấy rõ hàng tốp lính bỏ đồn xuống núi. Cái tin này hấp dẫn quá, loan đi rất nhanh, có sức mạnh thôi thúc hơn một trận đánh thắng. Dọc quốc lộ 1 từ cầu Bà Rén ra cầu Câu Lâu, Vĩnh Điện càng rõ hơn cảnh tan rã của ngụy quân. Nội thành Đà Nẵng lộn xộn hơn bao giờ. Dân ùn ùn đổ vào sân bay, bến cảng. Quân ngụy bị đánh tan tác ở các mặt trận Trị Thiên, bị dồn ra tận cửa biển Thuận An. Có lẽ, sau trận Ban Mê Thuột, đây là đòn tấn công nặng nề nhất mà Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn quyết định bí mật di tản quân Mỹ khỏi Đà Nẵng.

Trưa 28-3, sư đoàn 3 ngụy ở Tây Nam Đà Nẵng tan rã. Ngô Quang Trưởng gọi điện cho Thiệu đề nghị: “Cho tôi một sự linh động”. Thiệu không trả lời vì biết linh động có nghĩa là bỏ chạy. Ngày 29-3, một ngày đi vào lịch sử. Cuộc rút lui cuối cùng của Mỹ-ngụy bắt đầu từ trong đêm đen. Thủy triều đang xuống thấp dần. Những chiếc tàu của hải quân Sài Gòn phải neo đậu ngoài khơi. Các sĩ quan, binh lính của Trưởng phải bơi ra để tiến đến tàu.

Là một phóng viên được thủ trưởng Báo Giải phóng Quảng Đà Nguyễn Đình An phân công đi công tác Điện Bàn, trước tình hình này, tôi biết tính sao đây? Tôi xin ý kiến ông Hồng Quang, lúc này là Trưởng ban Đấu tranh chính trị, cho tôi vào Đà Nẵng, vào sớm chứ không chờ bộ đội vào mới đi theo sau. Dù không phải là người trực tiếp chỉ huy của tôi, ông Hồng Quang cũng đồng ý cho tôi vào thành phố. Ông giao tôi cho anh Nguyễn Hữu Bút giải quyết. Anh Bút là cán bộ Tỉnh Đoàn phân công đứng ở Điện Hòa làm công tác thành phố. Anh Bút liên lạc bố trí một cơ sở ở Đà Nẵng ra Phái Nhì đưa tôi ra Đà Nẵng. Sáng hôm ấy, 29-3-1975, tại Phái Nhì, trong nhà bà Bảy Niệm, tôi bước ra sân, lên yên sau chiếc xe Vespa Spring màu xanh sáng do anh Phán lái. Bảy giờ, xe rời thôn Quang Hiện, qua Trảng Nhật theo quốc lộ 1 đi vào Đà Nẵng.

Một buổi sáng tháng Ba trời không nắng, nhiều vùng có mưa bay, se se lạnh. Những tiếng súng va chạm nhỏ còn nổ tạch tạch, đùng đùng xa xa. Người hối hả chạy ra. Người lạnh lùng đi vào. Thức suốt đêm ở Phái Nhất rồi Phái Nhì, tôi biết bộ đội đã triển khai đội hình tạo thành gọng kìm áp sát Đà Nẵng. Một thời điểm Đà Nẵng không có chính quyền làm chủ. Người hướng về phía cách mạng đang sẵn sàng tham gia bất cứ việc gì. Người có liên quan với chế độ Nguyễn Văn Thiệu thì sẵn sàng bỏ lại tất cả mà chạy, dù không biết chạy đi đâu. Nhiều tên lính biệt động quân, nhảy dù, biệt kích sớm trở thành những tên cướp của trắng trợn, ngang nhiên giữa lòng Đà Nẵng. Nhiều nhà dân, hàng quán đóng cửa im ỉm. Khung cảnh khu vực sân bay Đà Nẵng đang trong cơn hỗn loạn, máy bay 727 đang lăn bánh trên đường băng, hàng chục người còn bám vào cánh máy bay. Nhiều người chết hoặc rơi xuống đất khi máy bay cất cánh. Người ta thấy nhiều xác chết trong hộp cánh máy bay.

Khi xe chúng tôi qua được cầu Đỏ và đến khu vực Cẩm Lệ thì thấy một chiếc trực thăng UH1A còn bay vòng vòng, lấc láo trên đầu. Máy bay lên cao dần rồi lượn về phía Sơn Trà. Ai hay rằng, đó là một trong những chiếc máy bay cuối cùng rời được sân bay ra hạm đội chờ ngoài khơi. Khi chiếc cầu Delatre màu đen bắc qua sông Hàn hiện ra, tôi biết mình đang đi vào thành phố.

Trong mắt tôi, bấy giờ phố xá Đà Nẵng đổi thay nhiều quá, trông rất đồ sộ so với Đà Nẵng trong mắt tôi 10 năm trước, khi tôi rời Đà Nẵng vào chiến khu.

Thật hồi hộp trước cảnh rượt đuổi của những tay cướp ngày. Đường sá, hè phố ngổn ngang và bẩn. Chứng tỏ mấy ngày rồi không ai nghĩ đến chuyện quét dọn. Những bộ quần áo lính ngụy vứt bừa bãi. Những đôi giày lính lăn lóc, những chiếc mũ sắt, cái thì úp, cái nghiêng hả miệng lên trời. Có cả những chiếc xe Gôben, Honda, xe đạp vô chủ nằm chình ình bên vệ đường. Lúc này thì người Đà Nẵng không sợ lính, không sợ cảnh sát như những ngày trước đó mà sợ bọn cướp cạn làm bậy.

Buổi sáng 29 tháng 3, bộ đội còn ở đâu ngả Hòa Hải, Hòa Quý mà tiếng đồn và lời hù dọa làm người ta cứ ngỡ như bộ đội đã vào thành phố. Nhờ vậy, càng lúc bọn cướp, bọn lính ác ôn vắng bóng dần. Còn anh em mình thì càng lúc càng đông. Cứ hai người xách xe chạy quanh phố, vừa để nghe ngóng tình hình địch, thấy cây súng nào thì lượm về làm vũ khí, sẵn sàng chiến đấu.

Lực lượng cách mạng như đã ươm sẵn bỗng sinh sôi, nẩy nở ở mọi đường quanh, ngõ hẹp. Xe Honda, xe đạp, Vespa xuất hiện nhiều dần trên các đường phố chính Phan Châu Trinh, Hùng Vương, Độc Lập (Trần Phú bây giờ), Bạch Đằng... Dân hai bên phố đổ ra đường nhìn, vẫy tay chào mỗi lúc một đông dần cho đến khi những chiếc xe tăng đầu tiên của quân giải phóng vượt qua cầu De-Lattre vào thành phố Đà Nẵng tràn ngập người và xe. Màn đêm xuống dần. Đèn điện sáng trưng. Tiếng súng im bặt.

Những hình ảnh lạ với cái nhìn của tôi 35 năm trước, chỉ còn đọng lại trong ký ức. Nay, một Đà Nẵng hoàn toàn mới, to gấp ba lần với những khu dân cư mới, những chiếc cầu bắc qua sông Hàn và những con đường trải nhựa láng bóng, những công trình đồ sộ, đẹp lộng lẫy. Những người chia tay với Đà Nẵng từ ấy bằng nhiều cách khác nhau lần lượt về thăm quê, cùng với người ở lại chung tay xây dựng thành phố. Người xa Đà Nẵng 35 năm và cả với những người xa Đà Nẵng 10 năm, năm, bảy năm gần đây thôi cũng vô cùng ngạc nhiên vì những đổi thay kỳ lạ. Phố xá nhộn nhịp trong thanh bình, cảm xúc dâng tràn và tin yêu hơn một tương lai tươi sáng.

Bút ký của Hồ Duy Lệ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.