Chiều 15/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Đà Nẵng cho biết, hôm nay thành phố ghi nhận thêm 874 ca dương tính mới, trong đó có 8 bệnh nhân cách ly tập trung, 214 người cách ly tại nhà, 35 trường hợp trong khu phong tỏa và 617 ca chưa cách ly.
Trong số 617 ca cộng đồng có 357 ca tự đến cơ sở y tế trên địa bàn để khám bệnh, xét nghiệm; 125 ca tự test nhanh dương tính; 59 ca có triệu chứng được các Trạm y tế xã, phường lấy mẫu; 69 ca xét nghiệm định kỳ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; 4 ca lấy mẫu tiểu thương chợ Quang Thành, chợ Thanh Vinh; 2 xét nghiệm định kỳ lực lượng công an.
Đáng chú ý, 812/874 ca mắc Covid-19 trong ngày có khả năng lây cho cộng đồng, tập trung ở một số địa phương: quận Sơn Trà (223 ca), quận Thanh Khê (149 ca), quận Hải Châu (133 ca), quận Cẩm Lệ (104 ca), quận Liên Chiểu (100 ca), quận Ngũ Hành Sơn (56 ca) và huyện Hòa Vang (47 ca).
Những ngày qua, số ca mắc Covid-19 mới tại Đà Nẵng liên tục tăng cao. Trong ngày 14/1, thành phố này ghi nhận 765 F0 (499 ca cộng đồng) và ngày 13/1, địa phương này phát hiện 657 ca COVID-19 (356 F0 chưa cách ly). Như vậy, chỉ trong vòng 3 ngày qua, Đà Nẵng đã ghi nhận tổng cộng 2.296 ca COVID-19.
Tính từ ngày 1/1 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 6.446 ca Covid-19. Hiện, toàn thành phố này đang có 144 khu vực phong tỏa với 523 hộ (1.169 nhân khẩu), duy trì 7 cơ sở cách ly tập trung và đang thực hiện cách ly 216 người.
Theo Sở Y tế Đà Nẵng, số F0 tăng vọt liên tục trong những ngày qua đã dẫn đến nguy cơ quá tải tại các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19. Để đảm bảo chủ động công tác kiểm soát dịch bệnh, Sở Y tế Đà Nẵng đã có văn bản khẩn cập nhật điều kiện, quy trình, tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả công tác cách ly, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà/nơi lưu trú đến các đơn vị liên quan.
Cụ thể, yêu cầu UBND các quận, huyện chỉ đạo khẩn trương chuẩn bị các điều kiện và nhân lực để thiết lập các trạm y tế lưu động trên địa bàn, bảo đảm công tác cách ly, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà/nơi lưu trú, trong đó đặc biệt chuẩn bị đủ nguồn nhân lực. Sở Y tế quy định F0 khi được phát hiện phải được nhân viên y tế đánh giá ngay về tình trạng cấp cứu, mức độ nguy cơ, xem xét cách ly phù hợp…
Về tiêu chuẩn F0 để thực hiện cách ly, điều trị tại nhà/nơi lưu trú là có độ tuổi từ 3 đến không quá 49 tuổi, chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% trở lên. Điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà phải bảo đảm có khu vực cách ly (buồng, phòng, tầng, nhà...) riêng với khu vực sinh hoạt chung với các đối tượng không phải F0. Đối với F0 ở phòng trọ, phải có phòng vệ sinh riêng trong phòng trọ.
Nhân viên y tế ở Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. |
Trường hợp không đủ điều kiện cơ sở vật chất nhưng có nguyện vọng cách ly, điều trị tại nhà thì F0 hoặc gia đình phải ký cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Xem xét chuyển cách ly, điều trị tại cơ sở y tế đối với các trường hợp F0 được phân loại nguy cơ cao theo Quyết định số 5525 của Bộ Y tế, theo đó: Người từ 65 tuổi trở lên hoặc từ 3 tháng tuổi trở xuống; người từ 50 - 64 tuổi chưa tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới 42 ngày; SpO2 từ 94% đến 96%.
Đồng thời, chuyển cách ly, điều trị tại cơ sở y tế đối với F0 có tình trạng cấp cứu. Những trường hợp đặc biệt, nhân viên y tế của trạm y tế hoặc Trung tâm Y tế quận, huyện hội chẩn với Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang để quyết định chuyển điều trị tại cơ sở y tế.
Được biết, thời gian qua, Đà Nẵng đã điều trị tại nhà cho hơn 1.286 F0 (có 86 trường hợp khỏi bệnh, 25 trường hợp chuyển tuyến),