25 tác giả góp tiếng nói về ký ức COVID-19 trong "Sài Gòn chọn nhớ những điều thương".

Sách "Sài Gòn chọn nhớ những điều thương" sẽ ra mắt ngày 4/1. Ảnh: Trung Nghĩa.
Sách "Sài Gòn chọn nhớ những điều thương" sẽ ra mắt ngày 4/1. Ảnh: Trung Nghĩa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nguyễn Ngọc Tư, Dương Thụy, Đàm Hà Phú... chia sẻ về ký ức đại dịch trong cuốn "Sài Gòn chọn nhớ những điều thương" - ấn phẩm đầu tiên ra mắt trong năm mới của Nhà xuất bản Trẻ.

Các tác giả gồm nhà văn, nhà báo, y bác sĩ, doanh nhân, nhà nghiên cứu, vận động viên, nhiếp ảnh gia... Họ viết về những trải nghiệm từ bệnh viện tuyến đầu, những điều nhân văn chứng kiến trong mùa cao điểm dịch, suy nghĩ cho giai đoạn bình thường mới...

Trong sách, nhà văn Dương Thụy cho biết lúc dịch bùng phát, độc giả từng email cho chị nhắc đến chi tiết nhân vật Tuấn bị COVID -19 ở nước ngoài và xuống tinh thần, nhân vật Phương phải nhắn tin mỗi ngày động viên, đàn cho anh nghe, cầu nguyện anh khỏi bệnh. Họ hỏi khi chị viết về chi tiết đó trong truyện liệu có tưởng tượng nổi tới một ngày Sài Gòn phải gồng mình chống dịch như lúc đó không. Chị viết: "Thật sự, chắc không chỉ mình tôi, mà hầu hết người Sài Gòn đều không thể ngờ có lúc mình phải trải qua một giai đoạn đại dịch thảm khốc".

Còn Nguyễn Ngọc Tư định nghĩa lại những khái niệm đã thay đổi trong đại dịch. Chị viết: "Công viên là nơi tụ tập của gió, của thảm lá ngày càng dày. Hẹn hò đồng nghĩa với bất định, bỏ lỡ. Trong ngữ lưu tháng Bảy, nếu ta nói hẹn cuối năm gặp nhau, người bạn sẽ hiểu rằng có thể tháng Chạp năm sau. Hoặc chỉ là một kiểu giao đãi bâng quơ thuận miệng, cuộc gặp đó không bao giờ xảy ra... Sẽ có người đơn giản hơn, hạnh phúc là món trứng chiên có ít lá hành, là được tặng một đòn bánh tét, được về quê cách chỗ trọ năm chục cây số...".

Nhiều tác giả viết về lòng tốt giữa đại dịch. Tác giả Đàm Hà Phú kể có những người bạn không giàu có, dư dả nhưng vẫn sẵn lòng góp mười tấn gạo để nhóm anh đi phát cho bà con. Nhiều người hễ khi có chút tiền thì gửi vài trăm kg rau xanh, mấy gói đồ khô... Khi đi phát, anh chứng kiến những người nhận quà tiếp tục san sẻ phần đó cho hàng xóm khó khăn hơn mình. Anh viết: "Dịch bệnh càng kéo dài tôi mới nhận ra người mình giàu có quá, họ giàu lòng thương, họ giàu sẻ chia, họ giàu nhơn ái".

Bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn (trưởng khoa Mũi Xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM) nhớ tình người ấm áp những ngày ở khu điều trị COVID-19. Anh cho biết có những người sẵn sàng nấu hàng trăm suất cơm ngon lành, nóng hổi mỗi ngày dành tặng tuyến đầu; đóng góp những ngày lương để mua khẩu trang, mua máy trợ thở, tặng cho bệnh viện để cấp cứu bệnh nhân. Có người dành số tiền tích cóp xây nhà để mua rau củ, thịt trứng hỗ trợ người nghèo tại khu cách ly. Trong bài Sài Gòn đang giãn cách, lòng người không giăng dây, nhà báo Cù Mai Công viết:

"Chị ơi, bịch gạo ngon

Anh ơi, ổ bánh nóng

Sài Gòn cùng nhau sống

Cứ lấy nhé, rồi đi

Cứ lấy nhé, rồi về

Gởi trái tim ở lại

Để Sài Gòn mãi mãi,

Không của ai, riêng ai!".

Đại diện đơn vị phát hành cho biết toàn bộ lợi nhuận từ sách được góp vào Quỹ phòng, chống COVID-19. Với tấm lòng vàng, nhiều tác giả cũng dành tặng nhuận bút của mình để đóng góp vào quỹ này.

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.