200 nghìn đồng và khao khát “thoát” bệnh động kinh hơn 10 năm của cô gái trẻ

Lương y Phùng Tuấn Giang đang kiểm tra lại sức khỏe cho H. sau 3 năm khỏi bệnh.
Lương y Phùng Tuấn Giang đang kiểm tra lại sức khỏe cho H. sau 3 năm khỏi bệnh.
(PLO) - Đúng lúc kiệt quệ vì các cơn động kinh xảy ra liên tục, H đã may mắn, tìm thấy hy vọng khi đọc được thông tin về một Nhà thuốc Đông y gia truyền… Nhà nghèo, bệnh trọng, cô tìm đến Thọ Xuân Đường chỉ với 200 nghìn đồng tích cóp trong túi… 4 năm đã qua, lần này quay trở lại thăm Lương y Phùng Tuấn Giang, H. đã hoàn toàn khỏe mạnh, tươi vui và có một tổ ấm hạnh phúc.

Một tuần “lên cơn” động kinh tới 3 lần

Tôi gặp cô gái xinh đẹp Nguyễn Thị Ngọc H. (SN 1993, ở Hà Nam) tại Nhà thuốc đông y Thọ Xuân Đường vào một ngày cuối tháng 10. H. có dáng người nhỏ nhắn nhanh nhẹn, hồn nhiên hay cười. Nếu không trực tiếp trò chuyện, khó có thể đoán được cô gái trẻ 25 tuổi này đã từng trải qua cơn bạo bệnh suốt 10 năm qua.

Nhớ lại những năm tháng sống chung với bệnh động kinh, H. tâm sự, năm lên 7 tuổi, trong một lần chơi đùa, H. chẳng may bị ngã đập đầu xuống đất dẫn đến choáng váng, sau đó bị ảnh hưởng đến thần kinh, nhiều lúc chân tay co quắp. Đến năm 13 tuổi bệnh động kinh đã bắt đầu hành hạ H.

Nhiều năm đã trôi qua, nhưng mỗi lần nhắc tới bệnh tật của mình, H. vẫn nhớ như in lần đầu tiên mình “lên cơn”. Cô chậm rãi kể: “Năm 13 tuổi, tôi đạp xe tới trường học đón em trai về. Trong lúc đứng đợi em ở bên vệ đường, bỗng nhiên đầu óc tôi choáng váng, mọi thứ cứ quay tròn, đảo điên. Tay tôi tê dại rồi dần dần co cứng lại, chân cũng tê và run lẩy bẩy. Sau đó mắt tôi trợn ngược lên, khuôn mặt dường như méo xệch đi. Tôi ngã lăn ra đất, mắt vẫn giật giật, mồm miệng sùi bọt và dần mất ý thức. Lúc bấy giờ, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh một biển nước đang trào dâng như muốn cuốn trôi đi tất cả. Khoảng 3 phút sau, tôi trở về trạng thái bình thường như chưa hề có chuyện gì, mở mắt ra, tôi nhìn thấy rất nhiều người đang vây quanh mình xì xào bàn tán…”.

Cứ tưởng sẽ chẳng có gì nghiêm trọng nhưng chỉ thời gian ngắn sau khi đi học về, H. lại thấy đầu óc quay cuồng và ngã lăn ra đất. H. được đưa đến trạm y tế xã kiểm tra, bác sỹ nghi ngờ cô có vấn đề về thần kinh và đưa mấy viên thuốc bổ não về uống. Sau đó, H. được mẹ đưa đến một bệnh viện lớn ở Hà Nội thăm khám, tại đây, cô được chụp chiếu, kiểm tra tổng thể và nhận “bản án”: bệnh động kinh.

H. chia sẻ: “Tần suất của mỗi lần phát bệnh tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe và tư tưởng của mình. Có thời điểm, tôi suy nghĩ quá nhiều về bệnh tật dẫn đến cơ thể suy yếu, không ngủ được, đầu óc căng thẳng, thần kinh như bị ức chế. Chỉ trong một tuần, bệnh động kinh của tôi phát tác tới 3 lần, thường xuyên xảy ra vào ban đêm. Khi ấy tôi đang nằm ngủ thì thấy đau đầu, tim đập rất nhanh và bị “lên cơn” luôn. Sau những lần đó, tôi rất mệt mỏi, cảm giác không còn chút sức lực, toàn bộ cơ thể đau nhức. Tôi phải nằm im trên giường khoảng 30 phút đến 1 tiếng thì mới dần ổn định”.

Thời gian đó, H. uống thuốc Tây theo phác đồ điều trị của các bác sỹ và bệnh có thuyên giảm đôi chút. Từ chỗ một tuần “lên cơn” 3 lần thì giờ chỉ còn 2. Thế nhưng, càng uống thuốc Tây, H. càng cảm thấy cơ thể mệt mỏi, dạ dày nóng ran như lửa đốt. Suốt 10 năm trời gồng mịnh chịu đựng bệnh tật, H. luôn mặc cảm, tự ti. Lắm lúc, cô rơi vào bi quan, tuyệt vọng và thầm nghĩ: “Sống mà bệnh tật cứ đeo bám khổ sở thế này thì sống làm gì. Thôi thì chết đi cho người thân đỡ vất vả”. Nhưng rồi cô lại tự trấn an bản thân và động viên mình cố gắng vượt qua để lo cho mẹ và em.

Khỏi bệnh với giá… miễn phí

Cuộc sống luôn đặt con người ta vào rất nhiều ngã rẽ, nếu như ngày ấy, H. không tìm tới Thọ Xuân Đường, chẳng biết giờ đây tương lai của cô gái trẻ này sẽ đi về đâu. Năm 2013, trong một lần đọc báo mạng, H. biết đến Nhà thuốc đông y Thọ Xuân Đường chuyên chữa các bệnh nan y, trong đó có động kinh. Mừng như bắt được vàng, H. bắt đầu nung nấu ý định kiếm tiền để khăn gói lên Hà Nội chữa bệnh.

“Nhà tôi nghèo lắm, bố mất sớm, mẹ thì đau ốm liên miên dẫn đến trầm cảm, sau này đứa em trai phải gửi vào trại mồ côi nhờ người ta nuôi dưỡng. Biết tôi chuyển hướng điều trị, nhiều người ra sức căn ngăn, họ nói: “Thuốc Tây là nặng nhất rồi mà còn không khỏi bệnh thì thuốc Nam ăn thua gì”. Thế nhưng, tôi chẳng hề nao núng và tâm niệm: có bệnh vái tứ phương, điều trị chỗ này không khỏi thì phải tìm đến nơi khác. Để có tiền lên Hà Nội chữa bệnh, tôi xin rửa bát thuê từ 2 giờ sáng tới 11 giờ trưa với tiền công 15 nghìn mỗi ngày. Cuối năm 2013, khi bắt xe đến Thọ Xuân Đường, mẹ con tôi chỉ vỏn vẹn 200 nghìn đồng trong túi với tâm lý vừa lo âu, vừa hi vọng”, H. tâm sự.

Lần đầu tiên gặp lương y Phùng Tuấn Giang, vẻ ngoài phúc hậu, hiền từ của ông đã khiến H. cảm thấy thân thiết, gần gũi và đầy tin tưởng. Sau khi mếu máo trình bày hoàn cảnh của mình, H. vô cùng bất ngờ khi được lương y Giang cảm thông và quyết định điều trị hoàn toàn miễn phí cho mình. Phác đồ điều trị của H. lúc này là uống thuốc kết hợp với châm cứu, hạn chế thức khuya và có chế độ ăn uống hợp lý. Thời gian đầu uống thuốc. H. vẫn “lên cơn” co giật, thế nhưng, điều trị đến tháng thứ 3, H. thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, ăn ngon, ngủ tốt, không mệt mỏi, đầu óc đỡ căng thẳng hơn. H. thấy lòng tràn đầy hy vọng… Sau 9 tháng kiên trì uống thuốc và điều trị, căn bệnh động kinh của H. đã khỏi hoàn toàn. Đầu óc cô thông thoáng, cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là “cắt” hẳn được cơn co giật. Từ ngày khỏi bệnh, sức khỏe được cải thiện, tinh thần của cô cũng tốt lên, tự tin về bản thân hơn. Sau này, H. lên Hà Nội làm việc trong tại một nhà hàng và kết hôn với chàng trai trẻ ở Bắc Giang.

“Lấy chồng, tôi chuyển sang làm ở công ty sản xuất đồ chơi. Công việc rất vất vả, thường xuyên phải tăng ca dẫn đến thiếu ngủ. Ai cũng lo lắng, sợ tôi làm việc quá sức sẽ phát bệnh trở lại. Nhưng tôi chẳng hề hấn gì, vẫn khỏe lắm. Lần này tôi quay trở lại thăm lương y Phùng Tuấn Giang và Nhà thuốc Thọ Xuân Đường.Từ một bệnh nhân gầy đét, da dẻ xám ngoét, xanh xao, giờ tôi đã khỏe mạnh, yêu đời và tự tin hơn. Dẫu có nói bao nhiêu cũng chẳng thể diễn đạt hết sự biết ơn, cảm kích của tôi đối với thầy Giang. Lần này đến thăm, tôi tự tay chọn con gà quê ngon nhất của nhà mình gửi biếu ông. Mong ông có thật nhiều sức khỏe để thắp sáng niềm tin, hi vọng cho những bệnh nhân như tôi”, H. bộc bạch.

Sử dụng “Thần châm” để đưa máu lên não

Phác đồ điều trị ở đây là dùng các loại thuốc Nam y với mục tiêu trấn kinh an thần, bình can tức phong để ổn định chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Củng cố chức năng của não bộ, ổn định thần kinh thực vật, cắt được cơn ban đầu. Tiếp theo nữa là ổn định bệnh dần, giúp bệnh nhân động kinh giảm sự phụ thuộc của thuốc Tây. Rất nhiều bệnh nhân đến Thọ Xuân Đường chữa trị, ban đầu kiểm soát cơn tốt, sau đó khỏi bệnh hoàn toàn. Có trường hợp, tôi chữa khỏi từ lúc 2 - 3 tuổi đến nay đã lập gia đình mà không tái phát.

Đây là phương thuốc gia truyền nhiều đời truyền lại của Nhà thuốc chúng tôi. Phương pháp châm cứu “thần châm” rất hiệu quả đối với bệnh động kinh, có tác dụng đưa máu lên não toàn diện. Thiếu mãu lên não sẽ làm tổn thương hệ thống thần kinh vi mạch gây nên cơn động kinh. Chỉ uống thuốc mà không châm cứu thì sẽ khó đưa được thuốc lên não. Vì vậy “thần châm” sẽ giải quyết tốt vấn đề đó. 

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.