2 trẻ ở miền Tây bị rắn và bọ cạp cắn nguy kịch

Hình ảnh con rắn lục đuôi đỏ và vết cắn của nạn nhân.
Hình ảnh con rắn lục đuôi đỏ và vết cắn của nạn nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một bé gái ở Cần Thơ bị rắn lục đuôi đỏ cắn trong lúc đi bộ qua bãi cỏ; bé trai 13 tuổi bị bọ cạp cắn khi bắt ốc ở ven sông.

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận một bé gái 4 tuổi bị rắn lục đuôi đỏ cắn trong lúc đi bộ qua bãi cỏ. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sưng phù, bầm da và chảy máu tại vết cắn ở vùng cổ chân trái. Tại bệnh viện, các bác sĩ truyền huyết thanh kháng nọc rắn để điều trị cho bệnh nhi.

Hiện tại, sau khi truyền 6 lọ huyết thanh kháng nọc rắn, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, vết cắn giảm sưng, không còn chảy máu, các xét nghiệm rối loạn đông máu có chiều hướng cải thiện tốt và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

BS.CKI. Huỳnh Trung Hiếu – Bác sĩ chuyên Khoa Nhi cho biết, tiên lượng rắn độc cắn tùy thuộc theo loại rắn độc, lượng độc chất vào cơ thể, vị trí cắn và cách sơ cứu tại chỗ. Cân nặng của trẻ thấp hơn người lớn, vì thế trẻ em bị rắn độc cắn thường nặng hơn.

Qua trường hợp này, bác sĩ Hiếu cũng khuyến cáo các bước cấp cứu ban đầu khi bị rắn cắn nhằm làm chậm quá trình hấp thu nọc rắn vào cơ thể: Đầu tiên cần trấn an tinh thần nạn nhân sau đó để nạn nhân nằm bất động. Đặt khu vực bị cắn thấp hơn tim để làm chậm quá trình hấp thu độc tố. Sau đó rửa sạch vết thương và dùng vải buộc chặt vị trí bị cắn. Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Không nên áp dụng các biện pháp như rạch da, hút nọc độc bằng miệng hoặc giác hút, đặt garrot không vì không có hiệu quả hoặc có thể gây nhiễm trùng, tăng hấp thụ nọc độc vào cơ thể.

Trước đó, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ cũng tiếp nhận bé trai 13 tuổi vào viện trong tình trạng sốc phản vệ do bọ cạp cắn khi đang bắt ốc ở ven sông.

Vết thương ở chân của bệnh nhi bị bọ cạp cắn.

Vết thương ở chân của bệnh nhi bị bọ cạp cắn.

Trẻ được nhập viện trong tình trạng lừ đừ, suy hô hấp, tụt huyết áp, nổi mẩn đỏ rải rác vùng ngực với vết bọ cạp cắn ở mắt cá chân trái bầm kèm rỉ máu tại chỗ bị cắn, sưng nề 1/3 dưới cẳng chân trái.

Nhận định đây là tình trạng sốc phản vệ nặng, các bác sĩ đã khẩn trương chống sốc, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhi. Sau hồi sức 30 phút, trẻ bắt đầu tỉnh táo, huyết áp ổn, giảm khó thở. Bên cạnh điều trị sốc phản vệ trẻ được điều trị kết hợp truyền kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, kháng Histamin, tiêm kháng độc tố uốn ván...

Qua 12 giờ điều trị sinh hiệu của bệnh nhi ổn định, được chuyển khoa để tiếp tục điều trị tình trạng viêm nhiễm, sưng nề do vết bọ cạp cắn. Đây là trường hợp ít gặp khi trẻ bị sốc phản vệ do bò cạp cắn ở vùng Đồng bằng Sông cửu Long.

Theo y văn ghi chép, phần lớn trường hợp bị bọ cạp cắn là do tai nạn. Bọ cạp vốn là loài khá nhút nhát, thường tránh xa con người. Những trường hợp bị đốt là khi chúng bị đe dọa, dồn vào góc hoặc vô tình bị giẫm lên. Bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao ít khi có triệu chứng nặng dẫn đến tử vong. Vết chích của bọ cạp Việt Nam thường chỉ gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức. Ở trẻ em các triệu chứng tương tự như người lớn nhưng thường nặng nề và kéo dài hơn.

Qua trường hợp trên, bác sĩ cảnh báo khi bị bọ cạp hay các loài côn trùng có nọc độc khác cắn cần thực hiện sát trùng và lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xử trí kịp thời, tránh gây ra các biến chứng khó lường.

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.