Cô gái trẻ có tim, gan đảo ngược

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một người bệnh nữ (20 tuổi, Hà Nội) bị viêm phúc mạc ruột thừa. Đây là trường hợp hiếm gặp do người bệnh bị phủ tạng đảo ngược hoàn toàn, trái tim và dạ dày của người bệnh nằm bên phải, còn gan và ruột thừa lại nằm bên trái, trái ngược hoàn toàn so với bình thường.

Cô gái kể lại, cách đây vài ngày thấy xuất hiện các cơn đau bụng nhưng không đi khám. Chỉ khi tình trạng đau vùng hố chậu trái ngày càng tăng, đau vùng thượng vị sau đó lan xuống hạ vị kèm sốt, nôn..., người bệnh mới vào Bệnh viện E để thăm khám và điều trị.

ThS.BS Phùng Văn Quyên – Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E cho biết, người bệnh nhập viện với các dấu hiệu rõ rệt của chứng đau ruột thừa như: đau bụng dữ dội vùng hố chậu, buồn nôn, đau tăng dần và liên tục, đau di chuyển xuống hạ vị… Tuy nhiên với người bình thường, khi đau ruột thừa sẽ đau ở hố chậu phải, còn người bệnh lại đau ở bên hố chậu trái, điều này dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh.

Qua thăm khám, bác sĩ đã xác định người bệnh bị viêm phúc mạc khu trú do ruột thừa mủ trên nền người bệnh bị đảo ngược phủ tạng hiếm gặp. Do đó, cần đưa ra phương án điều trị nhanh chóng, tránh những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ tiến hành hội chẩn và đánh giá đây là một ca phẫu thuật khó, phức tạp, trên nền người bệnh bị đảo ngược phủ tạng hoàn toàn. Bác sĩ Phùng Văn Quyên lý giải: "Hiện tượng đảo ngược phủ tạng là tình trạng các cơ quan mô, nội tạng trong ngực, bụng đảo ngược phản chiếu theo mặt phẳng đứng dọc so với vị trí bình thường. Tình trạng này có thể hoàn toàn hoặc chỉ một vài cơ quan đơn thuần. Đây là một dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 0,001% - 0,01%, Trong đó có khoảng 5-10% có dị tật tim bẩm sinh kèm theo; có khoảng 4% trong số các ca đảo ngược phủ tạng có thể mắc viêm ruột thừa, còn lại có cuộc sống hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh".

Sau hội chẩn, các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa để xử lý tổn thương cho người bệnh. Ca mổ diễn ra thành công sau khoảng 60 phút.

Theo BSCKI Mai Văn Lực – Khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, phẫu thuật trên nền người bệnh bị đảo ngược phủ tạng có nhiều nguy cơ và khó khăn khi đưa ra các chẩn đoán bệnh. Thứ nhất, khi khám lâm sàng, bác sĩ chỉ thực hiện khám bên phải, bỏ qua bên trái thì nguy cơ sẽ để sót tổn thương, dẫn tới tình trạng viêm ruột thừa muộn gây viêm phúc mạc hoặc vỡ ruột thừa… Thứ hai, trong phẫu thuật, đối với người bệnh bị đảo ngược phủ tạng khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ phải thực hiện các thao tác ngược lại như cổng trocal thao tác ngược, đặt dàn máy nội soi ngược… Khi vào ổ bụng, các bác sĩ phát hiện toàn bộ đại tràng, gan, lách, dạ dày, ruột thừa đều đảo ngược. Ruột thừa quặt sau manh tràng nên phải tiến hành cắt ruột thừa ngược dòng. Vì vậy các bác sĩ phải khám và đánh giá trước mổ, trong mổ, sau mổ đòi hỏi phải có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm mới có thể đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Qua đây, bác sĩ Lực khuyến cáo, viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu và cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Đối với những người bị đảo ngược phủ tạng, việc chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa càng trở nên phức tạp và đầy rủi ro. Do đó, khi có dấu hiệu của viêm ruột thừa, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...