Thông tin một cặp vợ chồng Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản có lẽ sẽ không khiến ai phải chú ý nếu nếu đó không phải là Eric Peoples và người vợ Sassandra. Họ đã từng gây ồn ào vào đầu những năm 2000 khi thắng kiện trong một vụ án có tn khá kỳ quặc “Vụ án bắp rang bơ”.
Luật sư Kenneth McClain (thứ 2 phải qua) và vợ chồng Eric và Cassandra Peoples (bên trái) năm 2004 |
Trước đó, Eric Peoples chỉ là một công nhân của một xưởng sản xuất bắp rang bơ ở thành phố nhỏ Japser. Sau nhiều năm người có mùi thơm điếc mũi của bắp rang bơ, Eric bỗng đâm đơn kiện các nhà sản xuất tạo mùi thơm vì những dấu hiệu bất ổn của 2 lá phổi. Thắng kiện nhờ sự gíup đỡ của một trong những luật sư nổi tiếng nhất nước Mỹ trong lĩnh vực bồi thường sức khoẻ, vợ chồng Eric và Cassandra Peoples bỗng một trước trở thành triệu phú với khoản bồi thường 20 triệu USD.
Bệnh phổi “Bắp rang bơ” xuất hiện chủ yếu ở công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất bắp rang bằng sóng viba. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của căn bệnh này là do hơi của chất diacetyl đuợc dùng để tạo ra mùi bơ và hương thơm của bắp rang bơ và các loại thực phẩm khác. Những người dễ bị bệnh nhất là những công nhân thực hiện công đoạn trộn bột diacetyl với dầu ăn để thành ra một hỗn hợp. Bệnh phổi “Bắp rang bơ” thường có mặt ở những vùng nơi tập trung các nhà máy sản xuất loại thức ăn nhanh được giới trẻ yêu thích này. Những cụm nhà máy như thế có ở tất cả các bang của nước Mỹ.
Những người đầu tiên xác định mối quan hệ giữa diacetyl dùng để tạo mùi cho bắp rang bơ với bệnh tật của các công nhân trong xưởng rang bắp là các nhà nghiên cứu Hà Lan. Theo nghiên cứu của David Michael, khi bị đun nóng, diacetyl biến thành hơi độc đến mức có thể gây chết người. Một số dấu hiệu của căn bệnh này là ho khan, thở khò khè.
Eric Peoples là người đầu tiên trong số 30 cựu công nhân của nhà máy Gilster-Mary Lee ở Jasper kởi kiện chống lại hai nhà máy sản xuất chất diacetyl tạo mùi cho bắp rang bơ. Eric khởi kiện hai nhà sản xuất hóa chất diacetyl vì cho rằng họ biết rõ rằng chất đó độc hại nhưng không cảnh báo các xưởng rang bắp cũng như công nhân bằng các sách hướng dẫn an toàn.
Luật sư Kenneth McClain được mời bảo vệ cho Eric. McClain là một luật sư nổi tiếng của Mỹ trong lĩnh vực bồi thường do bị ngô độc, hoặc bị ảnh hưởng sức khoẻ . Tốt nghiệp trường luật của Đại học Michgan năm 1982 tại, chỉ hai năm sau, khi là luật sư đại diện cho một trường trung học ở bang Missouri, Kenneth McClain đã đòi được bồi hoàn cho trường chi phí đã bỏ ra để thay thế các bức tường cách nhiệt bằng amian bằng vật liệu khác an toàn cho sức khoẻ. Từ đó, người ta còn goị ông là “luật sư amian” vì thường xuyên tham gia các vụ tranh tụng bảo vệ các nạn nhân của loại vật liệu này trên khắp nước Mỹ.
Tháng 10/1997, ông đã dàn xếp được một vụ bồi thường dân sự đầu tiên mà người được hưởng lợi là cô người mẫu Janet Sackman quảng caó cho nhãn thuốc là hiệu Lucky Strikes. Ở tuổi 51, Janet Sackman bị phát hiện ung thư cổ họng và sau đó là ung thư phổi. Trong 20 năm qua, số tiền bồi thường mà các khách hàng của ông nhận được nhờ phán quyết của toà hoặc do dàn xếp ngoài tòa án lên tới trên 1 tỷ USD.
Ra trước Tòa, McClain nắm được bằng chứng chủ chốt là những kết quả nghiên cứ trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa diacetyl bốc hơi với sức khỏe của phổi. Là luật sư của bên nguyên nhưng ông chủ yếu dùng chiến thuật bẻ lại lập luận của bên bị.
Các chuyên gia được mời tới Tòa nói rằng dẫu Erick có vấn đề về sức khỏe do diacetyl thì anh ta vẫn đủ sức sống thêm ít nhất 10 năm để chờ tới ngày được giải phẫu thay thế cả hai lá phổi vì sức khoẻ của anh hiện vẫn ổn định. Tuy nhiên luật sư McClain đã tác động ngay đến các bồi thẩm. “Đối với Eric khoảng thời gian chờ đợi ấy giống như ngồi tù, chưa kể anh ta sẽ phải chiụ đựng đau đớn do phẫu thuật thay phổi”, ông nói.
Các luật sư của bên bị cho rằng diacetyl an toàn đối với công nhân nếu được xử lý đúng cách, cụ thể là trong hướng dẫn của cơ quan quản lý có ghi rằng việc trộn bột diacetyl phải thực hiện ở nơi thông gió và công nhân phải đeo mặt nạ. “Nếu quý vị thực hiện đúng quy trình vệ sinh,ở nhà máy của quý vị sẽ có vấn đề gì”, luật sư Mike Patton bảo vệ cho hai nhà máy sản xuất dacetyl khẳng định.
Luật sư viện dẫn rằng sau khi cải tạo hệ hống thông gió và buộc công nhân đeo khẩu trang vào năm 2001, người ta không còn nhận được phản ánh về tình trạng bệnh tật nữa. Công cuộc cải tạo chỉ bắt đầu do chính phủ Mỹ cho điều tra diện rộng về mối quan hệ giữa diacetyl với tình trạng bệnh tật của công nhân.
Đoàn bồi thẩm đã phải mất 3 giờ đồng hồ để thảo luận trước khi đưa ra phán quyết.
Theo phán quyết của Toà, International Flavors and Fragrances Inc. và chi nhánh Bush Boake Allen Inc phải bồi thường cho Eric 18 triệu USD và cho vợ của anh ta 2 triệu USD.
Lúc đó, Eric tuyên bố với báo chí rằng :”Chúng tôi tin rằng chuyện đã qua và cuộc sống của chúng tôi có thể quay trở lại bình thường như vốn có”.
Sau phiên toà, cuộc đời của một công nhân bình thường với vợ và hai con ngoặt sang một lối khác hoàn toàn mới. Chắc chắn là vợ chồng Eric không được hưởng cả 20 triệu – nghe nói trong vụ đó thù lao cho luật sư là 35% - nhưng sau đó họ xây một căn nhà trị giá 3,9 triệu USD, xây mất 5 năm ! Bẵng đi 8 năm, và bây giờ họ tuyên bố phá sản vì không trả được nợ, căn nhà bị rao bán nhưng báo chí địa phương cho hay cả mảnh đất hơn 10 mẫu Anh và căn nhà giờ chỉ đáng giá 700.000 USD.
Công ty luật của McClain tiếp tục đứng ra bảo vệ cho hàng chục nạn nhân tương tự và thu được khoản tiền bồi thường lên tới 100 triệu USD. Thậm chí, gần đây một người Mỹ tên Wayne Watson ở thành phố Denver còn được bồi thường 7,2 triệu USD do bị ảnh hưởng của diacetyl sau một thời gian dài ăn bắp rang bơ. Nạn nhân người Mỹ này trong nhiều năm, ngày nào cũng tự rang bắp trong lò viba, do đó đã ngửi phải hơi diacetyl.
Đi xa hơn nữa, cơ quan kểm soát thực phẩm Mỹ còn nghi ngờ rằng chất độc hình thành khi diacetyl bị đốt nóng và chuyển sang thể hơi vẫn tồn tại trong túi bắp được niêm kín và thoát ra khi người sử dụng xé bao bì.
Tuy nhiên, số phận của vợ chồng Eric va Cassandra có vẻ như không trót lọt. Chẳng hiểu họ đã sử dụng số tiền bạc triệu đi đâu để đến nỗi phải phá sản.
Quang Hòa