Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 14/12 đã phê duyệt một gói hỗ trợ tài chính trị giá 1,1 tỷ USD cho hai dự án giao thông lớn giúp giảm tắc nghẽn giao thông tại những con đường quá đông đúc tại TP.HCM. Theo đó, ADB sẽ cung cấp 540 triệu USD cho một dự án trị giá 1,4 tỷ USD để xây dựng đường sắt cao tốc thứ hai tại TP.HCM từ Bến Thành tới trung tâm TP,HCM, và một khoản bổ sung trị giá 636 triệu USD cho một dự án có giá trị 1,6 tỷ USD để xây dựng đường cao tốc tới phía nam của thành phố từ Bến Lức đến Long Thành. Ông James Lynch, Vụ trưởng Vụ Giao thông Đô thị và Giao thông vận tải khu vực Đông Nam Á của ADB cho biết: Những dự án này sẽ giảm đáng kể tắc nghẽn giao thông, giảm tai nạn giao thông đồng thời giảm bớt chất thải các-bon.
Toàn bộ các tuyến đường cao tốc này sẽ được khánh thành vào năm 2017. Dự kiến, việc đi lại qua trung tâm thành phố sẽ hạn chế hơn và giảm thời gian đi lại đông-tây xuống 80%, với tỷ lệ tai nạn giao thông giảm 10%. Với việc chú trọng tới tình trạng thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, đường cao tốc này cũng được thiết kế để tránh lụt lội với một nửa phần đường là cầu và cầu cạn dây văng. Đối với tuyến Bến Thành tới trung tâm TP.HCM sẽ chạy ngầm với độ dài 11,3 km, đi qua Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất tới Tham Lương. Trong đó, 9,3 km đường cao tốc sẽ chạy ngầm và 2 km đường kết nối từ đường ngầm lên trên mặt đất. Ước tính có khoảng 213.000 lượt người sử dụng một ngày vào năm 2017 và tăng lên 300.000 lượt/ngày vào năm 2020 và trên 700.000 lượt/một ngày vào năm 2035. Đường tàu điện ngầm sẽ giúp giảm thời gian đi lại khoảng 20% từ năm 2010 và ước tính tai nạn giao thông sẽ giảm 30%. Đường tàu điện ngầm do ADB hỗ trợ sẽ được xây dựng đồng bộ với những hệ thống đường sắt khác đang được phát triển tại TP.HCM, trong đó có tuyến đường sắt đầu tiên được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ đáng kể. Các nhà tại trợ khác cho Chương trình đầu tư Đường sắt cao tốc nội đô thứ hai của TP.HCM là Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW Bankengrupe (313 triệu USD) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu – EIB (195 triệu USD). Chính phủ Việt Nam tài trợ phần còn lại là 326,5 triệu USD. Đối với dự án đường cao tốc từ Bến Lức tới Long Thành kéo dài 57 km, sẽ làm giảm hơn nữa lưu lượng giao thông trong trung tâm TP.HCM, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa giữa các cảng chính của TP.HCM. Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp 635 triệu USD cho dự án này, phần còn lại là 337 triệu USD sẽ do Chính phủ Việt Nam cung cấp. Hiện các phương tiện tư nhân đang chiếm lĩnh các tuyến đường giao thông tại Việt Nam, còn tại TP.HCM cơ sở hạ tầng đường xá đã đạt đến điểm bão hòa. Với dân số ngày càng tăng ở khu vực TP.HCM ước tính sẽ tăng từ mức hiện tại là 9 triệu người lên 14 triệu người vào năm 2015, giao thông sẽ tiếp tục trở thành vấn đề bức xúc, đặc biệt là khi nhiều người chuyển từ phương tiện xe máy sang ô tô do có thu nhập tăng. Hai dự án này sẽ giúp giảm tắc nghẽn giao thông tại những con đường quá đông đúc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo N.Yến
Khoa học Đời sống online
Khoa học Đời sống online