10 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

(PLO) - Tăng huyết áp, lười vận động, béo phì, chế độ ăn uống không hợp lý, hút thuốc lá… là những yếu tố hàng đầu gây ra các cơn tai biến mạch máu não (đột quỵ). Tuy nhiên phần lớn các nguyên nhân gây đột quỵ có thể dự phòng.

Tai biến mạch não là một “dạng nhồi máu não”, điều này cần có biện pháp can thiệp kịp thời trong vòng 3 giờ nhằm tránh những tổn thương không hồi phục.

10 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ 

Một nghiên cứu được tiến hành trên 27.000 người của hơn 32 nước ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi đã chỉ ra 10 yếu tố nguy cơ chủ yếu, chịu trách nhiệm của hơn 90% đột quỵ, tuy nhiên những yếu tố nguy cơ này có thể dự phòng được.

10 yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ

1. Tăng huyết áp chiếm gần 48% nguy cơ gây đột quỵ.

2. Không tham gia các họat động thể chất chịu trách nhiệm gần 36% nguy cơ đột quỵ.

3. Khẩu phần ăn có quá nhiều chất béo 26%

4. Thức ăn nhanh gần 23%

5. Béo phì là một yếu tố nguy cơ với nguy cơ gần 19%

6. Thuốc lá với hơn 12%

7. Các nguyên nhân tim mạch 9%

8. Rượu chịu trách nhiệm gần 6% nguy cơ đột quỵ

9. Stress chiếm 6%

10. Đái đường chiếm gần 4%

Cách kiểm soát 10 yếu tố gây đột quỵ

Các chuyên gia khuyến cáo rằng chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế được đột quỵ nhờ kiểm soát 10 yếu tố trên:

- Cần có chế độ ăn uống cân bằng hợp lý, đảm bảo có đủ 5 loại trái cây và rau xanh mỗi ngày.

- Nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu …

- Hạn chế các loại thịt đỏ, muối và đường…

- Nên có những luyện tập thể thao hàng ngày, tối thiểu 30 phút đi bộ hoặc 10.000 bước chân.

- Không hút thuốc lá hoặc bắt đầu cai thuốc lá.

- Không uống quá nhiều rượu, mỗi ngày không quá 2 ly rượu đối với phụ nữ và không quá 3 ly đối với nam giới và nên có 1 ngày trong tuần kiêng rượu (đối với những người có thói quen uống rượu).

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...