10 vũ khí phổ dụng của đặc nhiệm Nga

Lực lượng Đặc nhiệm quân đội Nga
Lực lượng Đặc nhiệm quân đội Nga
(PLO) - Đặc nhiệm là bộ phận tinh nhuệ và bí mật nhất của các cơ quan quân sự đương đại. Vũ khí chủ yếu và cơ bản của đặc nhiệm là vũ khí bộ binh và vũ khí lạnh. Dưới đây là 10 loại vũ khí phổ dụng nhất trong lực lượng đặc nhiệm Nga.
Ngày Các đơn vị đặc nhiệm (SpN) là ngày hội nghề nghiệp của các binh sĩ các đơn vị đặc nhiệm của quân đội Nga được kỷ niệm hàng năm vào ngày 24/10. Ngày kỷ niệm này được quy định vào ngày 31/5/2006 bởi Sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin số 549 “Về việc quy định các ngày lễ nghề nghiệp và ngày kỷ niệm trong Lực lượng vũ trang Liên bang Nga”.

Đặc điểm chủ yếu của tất cả các đơn vị đặc nhiệm là trình độ huấn luyện cá nhân chiến sĩ rất cao, họ có thể sử dụng mọi loại vũ khí trang bị hiện có, các đặc tính của địa hình, các điều kiện thời tiết và thời gian cả ngày lẫn đêm để đánh địch. Khi cần, họ có thể sử dụng mọi vật thể để giành chiến thắng trước địch thủ.

Hiện nay, đã có một hệ thống hiệu quả để tuyển chọn và huấn luyện cán bộ cho đặc nhiệm Nga, lực lượng sẵn sàng chiến đấu cao nhất và có khả năng chiến đấu mạnh nhất với lịch sử phong phú và vinh quang.

Hãng phim Svarog đã xây dựng một bộ phim dài tập “Specnaz” để ghi công những người lính đặc biệt của đất nước Nga.

Lịch sử vinh quang

Ngày 24/10/1950 chỉ thị mật về việc thành lập các đơn vị đặc nhiệm (SpN) của Nga dùng để tiến hành trinh sát luồn sâu và hoạt động sâu trong vùng hậu địch được ký. Lịch sử đặc nhiệm Nga được coi như khởi đầu khi thành lập các đơn vị đặc nhiệm (ChON) trong biên chế của Ủy ban Đặc biệt toàn Nga VChK (tiền thân của KGB và FSB sau này) vào năm 1918.

Trong thời gian Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945), các đơn vị đặc nhiệm Liên Xô đã tác chiến du kích trong hậu phương quân đội Hitler.

Sau năm 1945, trong quân đội Liên Xô không còn các đơn vị trinh sát-biệt kích do cắt giảm quân số và cải cách. Năm 1950, Liên Xô quyết định tái lập lực lượng đặc nhiệm và tính đến tháng 5/1951 đã thành lập được 46 đại đội, mỗi đại đội 120 người, trực thuộc Tổng cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu GRU.

Năm 1968, đặc nhiệm Liên Xô đã bảo đảm cho việc đưa quân đội Liên Xô vào Tiệp Khắc và đưa ban lãnh đạo Tiệp Khắc về Moskva.

Đặc nhiệm quân đội Liên Xô đã tiến hành các chiến dịch ở hàng chục nước châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi. Họ đã giành chiến thắng cả trước đặc nhiệm Mỹ.
Trong thập kỷ 1970-1980, trong biên chế của GRU, Lục quân, Bộ đội đổ bộ đường không, Hải quân và Không quân Liên Xô có 13 lữ đoàn đặc nhiệm. Trong thời kỳ này, đặc nhiệm Liên Xô đã tích cực hoạt động ở Angola, Việt Nam, Cuba, Mozambique, Nicaragua, Ethiopia, Afghanistan và các nước khác... Kinh nghiệm có được đã được sử dụng trong các chiến dịch chống ly khai ở Chechenya.
Hiện nay, các đơn vị đặc nhiệm có trong biên chế của Cơ quan An ninh liên bang FSB, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tình trạng khẩn cấp, Bộ Tư pháp và nhiều cơ quan liên bang khác của Nga và có những cái tên riêng của mình. Nổi tiếng nhất là các đơn vị Alfa, Vityaz, Vympel, Rus, Zubr…

Vũ khí chủ yếu và cơ bản của đặc nhiệm là vũ khí bộ binh và vũ khí lạnh. Dưới đây là 10 loại vũ khí phổ dụng nhất trong lực lượng đặc nhiệm Nga.

1. Tiểu liên Klin (PP-9 Klin)

Cỡ nòng 9 mm. Xạ tốc 975-1.060 phát/phút. Dung lượng hộp đạn 20, 30 viên. Tầm bắn hiệu quả không dưới 150 m. Tổng chiều dài 305 mm. Chiều dài nòng 120 mm. Trọng lượng 1,54 kg. Có thể sử dụng các loại đạn tiêu chuẩn 9 х 18 mm.


2. Súng trường bắn tỉa giảm thanh VSS Vintorez

Cỡ nòng 9 mm. Xạ tốc 60 phát/phút. Dung lượng hộp đạn 20 hoặc 40 viên. Tầm bắn có ngắm 400 m. Sơ tốc đạn 300 m/s. Trọng lượng khi có đạn và lắp kính ngắm bắn tỉa 2,96 kg. Chiều dài ở trạng thái chiến đấu 840 mm.


3. Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn VKS Vykhlop

Cỡ nòng 12,7 mm. Tầm bắn có ngắm 600 m. Sơ tốc đạn đến 295 m/s. Dung lượng hộp đạn 5 viên. Trọng lượng khi không có bộ tiêu thanh và kính ngắm 6,5 kg. Chiều dài khi có lắp bộ tiêu thanh (không có bộ tiêu thanh) 1.125 (622) mm.


4. Súng trường tiến công-phóng lựu А-91

Cỡ nòng 7,62 mm hoặc 5,56 mm với súng phóng lựu lắp liền 40 mm. Xạ tốc 600-800 phát/phút. Dung lượng hộp đạn 30 viên. Tầm bắn có ngắm đến 200 m. Tổng chiều dài 660 mm. Trọng lượng 3,97 kg (khi không có hộp đạn).

5. Súng trường tiến công-phóng lựu OTs-14 Groza

Cỡ nòng 9 mm. Tầm bắn có ngắm 500 m. Dung lượng hộp đạn 20 viên. Sử dụng các loại đạn đặc biệt SP-5 và SP-6.

6. Súng trường tiến công đặc biệt bắn dưới nước APS

Súng bắn các đầu đạn xuyên đặc biệt hình mũi tên. Cỡ nòng 5,66 mm. Tầm bắn ở độ sâu 40 (5) m là 10 (30) m. Dung lượng hộp đạn 26 viên. Chiều dài viên đạn 150 mm, chiều dài đầu đạn hình tên 120 mm. Tầm bắn khi bắn trên cạn (trong không khí) là đến 100 m. Trọng lượng khi lắp hộp đạn đầy 2,7 kg.

7. Súng ngắn giảm thanh PSS Vul

Súng ngắn PSS không có bộ tiêu thanh và sử dụng các loại đạn đặc biệt cỡ 9 mm. Sơ tốc đạn 270 m/s. Trọng lượng khi lắp hộp đạn có đạn (rỗng) 0,85 (0,81) kg.

8. Súng ngắn АО-44 (6P13)
Súng ngắn giảm thanh có bộ tiêu thanh này được phát triển trên cơ sở súng ngắn Stechkin. Cỡ nòng 9 mm. Xạ tốc chiến đấu 90 phát/phút. Tầm bắn có ngắm 200 m. Sơ tốc đạn 340 m/s. Trọng lượng tính cả bộ tiêu thanh và đạn 1,3 kg. Dung lượng hộp đạn 20 viên.
9. Súng ngắn SPP-1М

Cỡ của đầu đạn xuyên hình tên 4,5 mm. Có thể tác xạ dưới nước và trên bờ. Tầm bắn có ngắm dưới nước (trên cạn) 10-17 (đến 20) m. Trọng lượng 0,95 kg. Súng ngắn không có hộp đạn mà lắp cụm 4 nòng. Các viên đạn được liên kết thành một khối và tháo ra (nạp vào) các nòng súng một cách đồng thời.

10. Dao trinh sát đặc biệt NRS-2

Dao kết hợp vũ khí lạnh và súng. Sử dụng một viên đạn giảm thanh đặc biệt SP-4 cỡ 7,62 mm. Tầm bắn có ngắm đến 25 m. Xạ tốc 1 phát/phút. Tầm sát thương thực sự 7-10 m.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...