Điều tra tham nhũng tại Trung Quốc sẽ không dừng ở Chu Vĩnh Khang?

(PLO) - Truyền thông Trung Quốc đã chính thức xác nhận lời đồn đoán bấy lâu về việc cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị điều tra do nghi ngờ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Nhiều nhà phân tích cho rằng, cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào giới chức Trung Quốc sẽ vẫn còn tiếp diễn.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin về cuộc điều tra nhằm vào ông Chu Vĩnh Khang. Ảnh: Reuters
Truyền thông Trung Quốc đưa tin về cuộc điều tra
nhằm vào ông Chu Vĩnh Khang.
Ảnh: Reuters
Trong một thông cáo, hãng tin nhà nước Tân Hoa xã cho biết, cuộc điều tra sẽ do Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương - cơ quan giám sát tham nhũng của Đảng - thực hiện. Theo Reuters, tuyên bố không nói rõ các hành vi sai phạm của ông Chu nhưng các nguồn tin cho hay, ông này bị cáo buộc tham nhũng liên quan đến các thành viên trong gia đình, các đồng minh chính trị cũng như việc nhận hối lộ để cất nhắc các quan chức. 
Ông Chu là quan chức Trung Quốc ở cấp cao nhất bị điều tra kể từ vụ “Bè lũ Bốn tên” hồi đầu thập niên 80. Sinh năm 1942, ông này từng giữ các vị trí quan trọng như Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cuộc điều tra nhằm vào ông Chu trùng khớp với một tuyên bố cho biết Ban Chấp hành Trung ương gồm 205 thành viên của Đảng sẽ được triệu tập vào tháng 10 tới để “nghiên cứu toàn diện về việc thúc đẩy các quy định của luật pháp”. 
Reuters dẫn một nguồn tin được cho là có quan hệ với giới lãnh đạo cho biết, ông Tập đang xem xét đề xuất có theo đuổi các cáo buộc phạm tội hình sự đối với ông Chu sau khi các nhà điều tra chống tham nhũng đã lập hồ sơ chi tiết về vụ việc hay không. Theo nguồn tin này, rất có thể tại cuộc họp diễn ra vào tháng 10 tới sẽ có một cuộc bỏ phiếu về việc đưa ông Chu ra xét xử trước tòa.
Theo các nhà phân tích chính trị, với việc chính thức công bố điều tra nhằm vào ông Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đang phá vỡ quy luật bất thành văn rằng các thành viên của Ủy ban Thường vụ sẽ không bị xem xét điều tra sau khi về nghỉ hưu. Điều này cũng khiến nhiều quan chức lão thành của Trung Quốc lo ngại rằng bản thân họ và gia đình có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong cuộc trấn áp tham nhũng đang được tiến hành. 
Còn ở hiện tại, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã gieo rắc nỗi sợ hãi lớn đến mức nhiều quan chức sẵn sàng làm mọi thứ để tránh rắc rối, từ việc run rẩy trong khi phê chuẩn các dự án lớn cho đến việc tìm cách để được về hưu non. Một số quan chức điều hành tại các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước đang bị điều tra thậm chí đã tự tử. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, kể từ tháng 12/2012 cho đến nay, khoảng 30 quan chức cấp cao ở cấp tỉnh và cấp bộ hoặc hơn của nước này đã bị điều tra về hành vi tham nhũng. 
Tờ People’s Daily cho biết, cuộc truy quét tham nhũng sẽ không dừng lại ở đây. “Sẽ không có việc dừng lại. Việc hạ bệ ông Chu Vĩnh Khang chắc chắn sẽ không đặt dấu chấm hết cho các nỗ lực chống tham nhũng. Đây chỉ là một bước trong một quá trình sẽ còn tiếp tục cho đến khi tất cả những người tham nhũng bị trừng phạt” – tờ báo khẳng định trong một bài xã luận. 
Đầu tháng 12 năm ngoái, giới truyền thông đưa tin ông Chu Vĩnh Khang đã bị quản thúc tại gia sau khi ông Tập lập một nhóm đặc nhiệm để xem xét về các cáo buộc tham nhũng chống lại ông. Đến tháng 3 năm nay, giới chức Trung Quốc được cho là đã tịch thu số tài sản trị giá ít nhất 90 tỉ nhân dân tệ (14 tỉ USD) từ các thành viên trong gia đình và các cộng sự của ông này. 
Các nguồn tin cũng cho rằng, hơn 300 người thân, các đồng minh chính trị và nhân viên từng làm việc dưới trướng của ông Chu đã bị quản thúc hoặc bị thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra. Tạp chí Caixin của Trung Quốc cũng đã đăng tải thông tin về vụ bắt giữ Chu Bân – con trai của ông Chu Vĩnh Khang, sau khi thông tin về cuộc điều tra nhằm vào ông Chu được công bố.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.