10 sai lầm thường mắc trong chế biến thực phẩm và giải pháp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với một số loại vi khuẩn, ví dụ như Salmonella, chỉ cần một lượng nhỏ trong thức ăn chưa nấu chín cũng đủ gây ngộ độc thực phẩm. Và thực phẩm có ít độc tố gây ngộ độc cũng có thể làm tê liệt thần kinh, thậm chí tử vong.

Cục An toàn thực phẩm dẫn thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, nguy cơ ngộ độc, mất an toàn thực phẩm luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Thực tế nhiều người đang mắc nhiều sai lầm trong xử lý và chuẩn bị thực phẩm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm:

Không chế biến kỹ các loại thực phẩm như thịt, hải sản, trứng: Cần chế biến kỹ, nếu chưa chín kỹ có thể chứa vi khuẩn rất dễ dẫn đến ngộ độc. Giải pháp đó là sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đo, đảm bảo nhiệt độ trong thức ăn ở mức an toàn. Ngoài ra, không nên dùng đồ ăn nóng ngay, hãy giữ nóng ở nhiệt độ 140°F – 60oC trở lên cho đến khi ăn thực phẩm.

Để thực phẩm chín chung với thực phẩm sống: Việc làm này sẽ khiến vi khuẩn từ thịt sống có thể nhiễm sang thịt đã nấu chín. Vì vậy cần luôn sử dụng dụng cụ chế biến, chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Quy tắc tương tự áp dụng cho thịt gà và hải sản.

Sai lầm khi rửa thịt sống: Rửa thịt sống như các loại thịt gà, thịt lợn, thịt bò có thể làm lây lan vi trùng sang bồn rửa, mặt bàn và các bề mặt khác trong khu bếp. Những vi khuẩn đó có thể xâm nhập vào các thực phẩm khác, như salad hoặc trái cây gây ra tình trạng ngộ độc. Giải pháp là không rửa thịt sống trong chậu rửa đồ chung. Khi chế biến cần nấu chín kỹ để tiêu diệt được những loại vi khuẩn có hại.

Không nên để thực phẩm quá lâu trước khi cho vào tủ lạnh: Vi khuẩn có hại có thể phát triển trong thực phẩm dễ hỏng (bao gồm thịt, thịt gà, hải sản, trứng, trái cây cắt miếng, cơm nấu và thức ăn thừa) nếu để ngoài tủ lạnh 2 giờ hoặc lâu hơn. Giải pháp là đặt thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh trong vòng từ 1 đến 2 giờ nếu thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ trên 90˚F (khoảng 32 oC). Chia nhỏ các món ăn để chúng có thể nguội nhanh. Cũng có thể đặt thức ăn ấm hoặc nóng vào tủ lạnh, miễn là được đóng gói với số lượng nhỏ đủ để làm mát nhanh chóng.

Không rửa sạch trước trái cây, rau củ trước khi gọt vỏ: Trái cây và rau quả có thể có vi khuẩn trên vỏ, do đó khi gọt mà chưa rửa, vi khuẩn sẽ rất dễ nhiễm vào trái cây và rau quả. Biện pháp an toàn là cần rửa tất cả trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy ngay cả khi định gọt vỏ. Dùng bàn chải rửa rau sạch để chà sạch các loại trái cây và rau quả cứng như dưa, bơ và dưa chuột. Không nên rửa trái cây và rau quả bằng xà phòng, chất tẩy rửa. Không sử dụng dung dịch thuốc tẩy hoặc các sản phẩm khử trùng khác trên trái cây và rau quả.

Sai lầm trong rã đông hoặc ướp thực phẩm: Vi khuẩn gây hại có thể sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ phòng. Để rã đông một cách an toàn cần để thực phẩm trong tủ lạnh, nước lạnh hoặc trong lò vi sóng. Luôn giữ thực phẩm ướp trong tủ lạnh.

Với các loại bột sống như bột mì, bột bánh quy: Nếu chưa được nấu chín có thể chứavi khuẩn E. coli, Salmonella hoặc các vi khuẩn có hại khác. Do đó cần nấu hoặc nướng kỹ các loại bột và trứng. Cũng không nên ăn thực phẩm có chứa trứng sống hoặc nấu chưa chín, chẳng hạn như trứng lỏng, sốt mayonnaise tự làm, sốt hollandaise và rượu trứng... Ngoài ra cần giữ các loại bột thô tránh xa trẻ em. Rửa tay, bề mặt chế biến và dụng cụ chế biến thật kỹ sau khi tiếp xúc với bột mì, trứng sống và bột sống.

Không rửa tay trước khi chế biến: Việc này khiến vi trùng trên tay có thể dính vào thực phẩm và khiến nó không an toàn. Cần rửa tay đúng cách - trong ít nhất 20 giây bằng xà phòng và vòi nước chảy. Rửa tay trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn; trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ.

Kiểm tra thực phẩm bằng cách nếm, ngửi: Không nên nếm, ngửi hoặc nhìn thấy vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Khi dùng phương pháp này dù một lượng nhỏ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc. Để an toàn, cần kiểm tra biểu đồ thời gian bảo quản để xem có thể bảo quản thực phẩm an toàn trong bao lâu. Khi hết hạn sử dụng, cần loại bỏ ngay những thực phẩm này.

Người thuộc nhóm nguy cơ cao có thể dễ bị ngộ độc thực phẩm: Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm nhưng một số người có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh và mắc bệnh nghiêm trọng hơn, bao gồm: Người từ 65 tuổi trở lên, dưới 5 tuổi, có hệ miễn dịch suy yếu, và phụ nữ có thai. Do đó cần đọc kỹ những loại thực phẩm có nguy cơ cao dành cho các nhóm đối tượng trên.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.