10 câu chuyện khoa học kỳ dị nhất trong năm

(PLO) - Đến hẹn lại lên, dịp cuối năm thường cũng là thời điểm báo chí phương Tây tổ chức các bảng xếp hạng sự kiện chú ý nhất năm. Năm nay tờ Sydney Morning Herald đã gây chú ý khi công bố 10 nghiên cứu khoa học kỳ quặc nhất trong năm 

1. Chúng ta có thể ngửi 10 loại mùi khác nhau

Chúng ta đều biết vị giác có thể chia ra thành 5 loại khác nhau. Nhưng tháng 9 vừa qua, các nhà nghiên cứu cho biết cơ thể con người còn chia mùi thành 10 loại khác nhau và một trong số đó là bỏng ngô. Các mùi khác gồm nước khoa, mùi gỗ, mùi hoa quả, hóa chất, bạc hà, mùi của vị ngọn, chanh chua, mùi hăng của ớt cay và mùi thối rữa.

2. Đánh trung tiện trên máy bay tốt hơn việc kìm nén

Hồi tháng 2 năm nay, một nhóm các nhà nghiên cứu về hệ tiêu hóa của Đạn Mạch và Anh thấy rằng dù việc đánh trung tiện trên máy bay có thể gây ra tình huống khó xử, khiến cả người có hành động này và các hành khách ở quanh đều cảm thấy bối rối, việc nhịn đánh trung tiện còn mang lại các tác động tồi tệ không kém cho cơ thể.

Các nhà khoa học đã khuyên rằng khi có nhu cầu đánh trung tiện trong lúc đi máy bay, người ta nên đi dọc theo lối đi trên máy bay và vừa di chuyển vừa nhẹ nhàng "thả bom". Như thế mùi hương khó chịu sẽ phát tán ra một khu vực rộng và tác động tiêu cực của nó sẽ giảm đi.

3. Kích thước cậu nhỏ có ảnh hưởng tới sự quyến rũ

Tháng 4/2013, các nhà nghiên cứu Australia thấy rằng khi nói tới sự quyến rũ, kích cỡ "cậu nhỏ" của nam giới có tác động hết sức quan trọng. Trong nghiên cứu, nhóm cho các nữ tình nguyện viên xem một loạt hình ảnh về cơ thể đàn ông do máy tính tạo ra và kết quả là họ đã đánh giá cao những người sở hữu "cậu nhỏ" cỡ lớn. Nói như thế không có nghĩa đây là yếu tố duy nhất tác động tới sự quyến rũ của nam giới. Các nhà nghiên cứu thấy rằng nếu nam giới có các đặc điểm nam tính mạnh khác như cao to cũng được nữ giới đánh giá cao.

4. Vỗ tay là căn bệnh dễ lây

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi người ta vỗ tay trong một buổi biểu diễn, không phải lúc nào việc này cũng vì nghệ sĩ biểu diễn quá hay, mà thường là bởi áp lực tới từ các khán giả khác. Hồi tháng 6, các nhà nghiên cứu cho biết làn sóng vỗ tay sẽ dần lan truyền trong đám đông khán giả giống như một căn bệnh truyền nhiễm. Họ khẳng định chính áp lực từ việc những người quanh ta đang vỗ tay mới là thứ khiến chúng ta vỗ tay theo. Ngoài ra, dường như không ai muốn bị phát hiện là người đầu tiên hoặc người cuối cùng vỗ tay.

5. Côn trùng đi nhờ trên rô bốt

Hãy quên khẩn trương tin tức về những con chó biết lái xe hay khỉ đi xe đạp. Trong tháng 2 này, những con bướm đã gây chú ý khi điều khiển phương tiện giao thông riêng của chúng: Rô bốt. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát triển một loại rô bốt chạy trên hai bánh xe, dưới sự điều khiển của những con bướm tằm. Những con bướm đực đã lái rô bốt tới chỗ con cái mà nó thèm khát được giao phối, qua đó cho phép các nhà nghiên cứu giám sát phản ứng thần kinh của chúng.

6. Sên biển có khả năng tháo rời "cậu nhỏ"

Nghe có vẻ khó tin nhưng trong tháng 2 vừa qua, các nhà khoa học đã sửng sốt phát hiện một loài sên biển đặc biệt, với con đực có khả năng tháo rời bộ phận sinh dục. Con sên biển có tên khoa học Chromodoris reticulata này thực tế đã rụng bộ phận sinh dục của nó sau khi quan hệ với con cái và một "cậu nhỏ" mới sẽ mọc lên chỉ trong vòng 24 giờ. Con vật có thể thực hiện kỳ tích này ít nhất 3 lần trong đời.

7. Đọc được giấc mơ

Chúng ta đều thường cảm thấy chán ngắt khi nghe ai đó kể lại giấc mơ của họ. Nhưng vào tháng 4, các nhà khoa học Nhật Bản đã lần đầu tiên đọc được giấc mơ của người khác một cách trực tiếp. Đầu tiên họ xây dựng một cơ sở dữ liệu về hình ảnh giấc mơ thông qua việc chụp cắt lớp não bộ của tình nguyện viên khi họ đang ngủ, trước khi đánh thức tình nguyện viên và đề nghị họ mô tả việc đã thấy gì trong mơ. 
Thông qua việc khớp các hình ảnh mà tình nguyện viên cung cấp và hình ảnh chụp cắt lớp não bộ của họ, người ta đã có thể dự đoán được việc tình nguyện viên đang mơ gì, dựa vào việc theo dõi não bộ. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đoán trúng giấc mơ của tình nguyện viên trong 2/3 trường hợp.

8. Tiêu Szechuan cay khủng khiếp

Nếu bạn nghĩ rằng ăn một viên tiêu Szechuan sẽ tạo nên cảm giác giống như bị tát vào mồm thì bạn đã đúng.  Trong tháng 9, các nhà khoa học Anh thấy rằng tín hiệu mà miệng chuyển lên não khi ăn tiêu Szechuan tương đương với tín hiệu mà cơ thể nhận khi ta bị tát 50 lần mỗi giây. Cảm giác mã não bộ phải nhận, vì thế, chẳng dễ chịu gì.

9. Dùng tín hiệu điện đánh lừa não bộ

Cũng trong tháng 9, các nhà nghiên cứu Australia đã tìm ra một cách thức tạo ảo giác hoàn toàn mới, khi khiến não bộ tin một ngón tay giả là "đồ thật" chỉ bằng cách cho nó nhận tín hiệu phát đi từ cơ bắp.

 10. Cấu tạo não của chó giống người

Hồi tháng 11, các nhà nghiên cứu Italia nói rằng những chú chó nhận thức và phản ứng rất khác khi thấy các con chó đồng loại vẫy đuôi sang phía bên phải, thay vì bên trái. Nghiên cứu thấy rằng giống người, chó có bộ não được phân chia chức năng ra hai mảng riêng biệt, với bán cầu não bên trái và bên phải đóng các vai trò hết sức khác nhau. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.