"Biệt thự “sát chủ” vì “người âm đòi nhà”?

Ngôi nhà bị mang tiếng “sát chủ”
Ngôi nhà bị mang tiếng “sát chủ”
(PLO) - Cả đời vất vả làm ăn, cuối cùng gia đình anh chị Hoàng Thị Châu (SN 1971, ngụ tại hẻm 8, đường Tiền Cảng, phường 9, thành phố Vũng Tàu) cũng dành dụm, gom góp xây được căn nhà khang trang nhất nhì khu vực. Tuy nhiên, sau cái chết bất ngờ của chị Châu, căn nhà bỗng dưng bị người mê tín đồn thổi là nhà “sát chủ, có ma”. 
Xây nhà phát hiện hầm bí mật
Căn nhà ba tầng khang trang còn khá mới nhưng không khí ảm đạm, lạnh lẽo. Cách đây mấy tháng, nữ chủ nhà qua đời vì bệnh tim bộc phát không kịp cấp cứu. Một người quen của gia đình thở dài: “Hai vợ chồng nó giỏi giang, tháo vát, tay trắng gây dựng nên cái nhà này. Lúc thiếu thốn không sao, vừa dư giả được một tý thì lại gặp hạn”.
Tháng 6/2013, chị Châu đang ăn cơm tối cùng gia đình đột nhiên lên cơn nhồi máu cơ tim cấp, chết trên đường đưa đi cấp cứu. Sau cái chết của vợ, người chồng đã đưa con đến ở nơi khác để tiếp tục làm ăn kinh doanh, ngôi nhà này nhờ người trông coi. Vì sợ tiếng nhà “có ma” ít người dám lại gần, khắp nơi bao trùm không khí ảm đạm, lạnh lẽo.
Ông Nguyễn Văn Hạnh (SN 1948), chú họ của vợ chồng chị Châu được nhờ coi nhà hộ. Ông cho biết chủ nhà là người gốc Bến Tre. Do cuộc sống ở quê khổ cực, bữa đói bữa no nên vợ chồng đưa người mẹ già chuyển lên Vũng Tàu làm ăn từ những năm 1990. 
Lập nghiệp từ quán cóc bán đồ ăn vặt ven đường, mấy năm sau, anh chị cũng dành dụm, gom góp được số tiền nhỏ mua một căn nhà phát mãi với giá phải chăng. 
Từ khi có nhà cửa ổn định, hai vợ chồng càng chí thú làm ăn, công việc buôn bán cũng nhờ đó mà phát đạt hơn. Đến đầu năm 2007, thấy nhà cũ đã chật chội, xuống cấp, cả hai quyết định đập căn nhà cũ để xây mới lại hoàn toàn. Chính từ lúc này, liên tiếp những chuyện trục trặc bắt đầu xảy ra. 
Ngay khi đào móng, mọi người phát hiện ở góc phía đông dưới nền nhà có căn hầm nhỏ chỉ đủ cho một đứa bé khoảng 5 – 6 tuổi ngồi lọt. Tuy nhiên, không ai để ý vì nghĩ hầm trú ẩn lúc chiến tranh, sau này không còn dùng đến nên chủ cũ đã bít đi.
Đến lúc đổ tấm đầu tiên để lên tầng lầu, mặc dù đã làm đúng theo như thiết kế của bản vẽ và yêu cầu xây dựng, thợ làm công lại là nhóm thợ lành nghề nhưng không hiểu sao tấm đổ được hôm trước, để qua đêm đợi khô thì kiểu gì sáng hôm sau cũng bị nứt sâu. 
Làm đi làm lại đến lần thứ tư, thợ phải làm thêm một khuôn phụ giằng lại, cắt cử người canh chừng tưới nước suốt đêm mới không gặp sự cố như trước. Lúc đó gia đình "không hề biết đó chỉ là khởi đầu cho những chuyện kỳ lạ", và căn hầm bí ẩn kia "không phải hầm trú ẩn thông thường".
Nhà xuống cấp, người đổ bệnh
Căn nhà hoàn thành bề thế trước sự trầm trồ của hàng xóm. Ở khu dân cư này lúc bấy giờ, vợ chồng trẻ mà xây được căn nhà “hoành tráng” đến thế phải thuộc hàng nhà có của hoặc khéo làm ăn. 
Nhưng niềm vui tân gia không kéo dài lâu. Sau những trục trặc khó hiểu trong quá trình xây dựng, chỉ nửa năm sau lại tiếp tục những sự lạ khiến người nhà cũng cảm thấy hoang mang. 
Đầu tiên là sự xuống cấp một cách nhanh chóng của nhà mới. Nhà lúc nào cũng lạnh lẽo như nhà không người ở mặc dù được chăm sóc, lau dọn thường xuyên. Nguyên vật liệu toàn loại đắt tiền, xây cẩn thận nhưng tường nhà đã sớm bong tróc thành từng mảng lớn, nền lát gạch nhiều chỗ sứt mẻ bám rêu mốc. 
Thêm vào đấy, cây cối, tiểu cảnh trong sân vườn được tưới nước, cắt tỉa liên tục vẫn mọc um tùm, là chỗ trú chân cho nhiều loài bò sát, côn trùng. Nhiều hôm trái gió trở trời còn có cả rắn rết bò vào nhà, chỉ cần một cơn mưa là nước mưa lại ngập đến nửa sân, tràn cả vào nhà. 
Đỉnh điểm của vụ việc là vào một ngày đầu tháng 5/2005, người chồng phải đi Sài Gòn lấy hàng cho khách. Hôm đấy có bão, trời mưa to gió lớn. Giữa đêm hôm khuya khoắt, chị Châu đang ngủ bỗng nghe có tiếng người gọi. Chị tưởng chồng về liền bật dậy chạy xuống mở cửa. Nhưng kỳ lạ thay, xung quanh vắng lặng như tờ, không một bóng người qua lại, chỉ có cây cối bị quật ngã tả tơi vì gió. 
Người phụ nữ bỗng cảm thấy gai người liền sợ hãi quay vào nhà. Sau hôm đó, chị Châu đổ bệnh nặng, căn bệnh mà những người thân của gia đình đều nhận định “chưa từng thấy bao giờ”. 
Một người nhớ lại: “Nhiều lúc vừa lên cơn bệnh, sốt cao ban sáng, chỉ vài tiếng sau, vào buổi chiều đã thấy khỏi bệnh, ăn uống được bình thường”. Những lúc lên cơn, chị Châu thường kêu chóng mặt, nôn ói, đầu đau như búa bổ đến nỗi không thể làm được gì. 
Gia đình đã tìm đủ mọi cách, đưa chị đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ nhưng cũng không thể chữa trị dứt điểm. Càng ngày bệnh càng trở nặng, đã có lúc chị nằm liệt một góc nhà, không thể nhúc nhích, cơn đau từ đầu kéo xuống khiến mắt chị cũng theo đấy mờ dần. 
Người chết đòi nhà người sống?
Người mẹ chồng thấy con dâu ốm đau vật vã không đành lòng, đã để tâm tìm hiểu lai lịch căn nhà. Hóa ra chủ cũ là một gia đình bỏ mạng ngoài biển. Bà mẹ chồng cho rằng vong hồn chủ cũ sau bao năm vất vưởng không có chỗ đi đã quay trở về đòi nhà, nên mới hành chị Châu ra nông nỗi như thế. 
Cả gia đình lập một ban thờ nhỏ tại đúng vị trí của căn hầm, nơi bị cho là chỗ giấu vàng của chủ cũ, để thờ cúng. 
Ông Hạnh đang mô tả lại kiến trúc căn nhà
 Ông Hạnh đang mô tả lại kiến trúc căn nhà
Chẳng biết do trùng hợp hay vì lý do gì mà căn bệnh của chị Châu dần thuyên giảm, một tháng sau bắt đầu đi lại, làm lụng được như bình thường. 
Mặc dù vậy, kể từ khi lập thêm ban thờ nhỏ trong nhà, cả gia đình luôn sống trong tình trạng lo âu, sợ hãi. Người chú họ kể: “Từ khi ấy vợ chồng nó cứ than căn nhà lạnh lẽo thế nào, nhiều khi ở trong nhà mình mà cảm tưởng như đi ở nhờ”. 
Những lúc nhà vắng người, có cảm tưởng còn nghe được cả tiếng thì thầm nói chuyện lúc xa lúc gần. Đã mấy lần hai vợ chồng nghĩ đến việc bán nhà, nhưng do đang làm ăn thuận lợi, nên lại thôi. 
Càng về sau, không khí ngột ngạt càng bao trùm, chị Châu lại thỉnh thoảng mơ thấy có người đến đòi nhà, hoặc mất ngủ liên tục. Đến tháng 6/2013 thì bất hạnh ập xuống, chị Châu qua đời đột ngột vì nhồi máu cơ tim. Sự việc xảy ra bất ngờ khiến ai cũng tiếc thương cho cái chết trẻ của người phụ nữ. Còn ngôi nhà từ đó bỗng mang tiếng đáng sợ là “sát chủ”.
Từ sau cái chết của chị Châu, chồng con chị đã chuyển đến sinh sống tại nơi khác, mặt bằng kinh doanh cũng di dời đến chỗ ở mới. Căn nhà hiện giờ chỉ để cho thuê. Trong lúc chưa có khách, tạm thời chủ nhà nhờ ông Hạnh trông coi. 
Tuy ở trong căn nhà mang nhiều “tiếng dữ”, được đồn đại là nhà “ma ám” hay nhà “sát chủ” nhưng ông Hạnh lại không thấy điều gì lạ. Theo lời ông, có thể tất cả những lo sợ của mọi người chỉ là suy đoán thiếu căn cứ, bắt nguồn từ căn bệnh đau đầu khó chữa của nữ chủ nhà.
Ông Hạnh nói: “Chị Châu sức khỏe vốn đã yếu từ sau đợt bệnh đau đầu, công việc buôn bán lại vất vả, nên mới trở bệnh tim nặng như thế. Nhưng một số người mê tín lại liên hệ đến lời thầy bói cho rằng nhà “có ma”, lại đổ tội cho căn nhà “sát chủ” nên mới sợ hãi một cách vô lý”. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.