10 biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ hậu COVID

Mắc COVID-19 có thể là nguyên nhân của tình trạng mất ngủ, khó ngủ hậu COVID
Mắc COVID-19 có thể là nguyên nhân của tình trạng mất ngủ, khó ngủ hậu COVID
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi khỏi COVID-19, tỷ lệ những người mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không ngon chiếm khá cao. Vậy làm thế nào để có giấc ngủ ngon?

Giấc ngủ đối với chúng ta vô cùng quan trọng. Nếu bạn có giấc ngủ ngon, cơ thể sẽ được tái tạo năng lượng sau một ngày dài làm việc, hoạt động mệt mỏi.

Tác hại của mất ngủ

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ. Biểu hiện khi bị mất ngủ là: Ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm, thức dậy giữa đêm không ngủ lại được, cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Tình trạng bị mất ngủ không phân biệt tuổi tác, giới tính, công việc. Người ta chia mất làm 2 loại phổ biến là:

  • Mất ngủ cấp tính: Kéo dài vài ngày hoặc vài tuần;
  • Mất ngủ mãn tính: Kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần, trong vòng 3 tháng.

Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe. Đó là: Giảm hiệu suất công việc; suy giảm hệ miễn dịch; gia tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp; tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần, lo âu, trầm cảm.

Hãy tạo những thói quen giúp cải thiện giấc ngủ

1. Giữ một lịch trình ngủ nhất quán

Đi ngủ và thức dậy vào khoảng thời gian giống nhau. Điều này giúp củng cố đồng hồ sinh học của bạn. Đảm bảo ngủ đủ thời gian theo nhu cầu cơ thể (7-8h/đêm).

2. Tạo thói quen thư giãn khi ngủ

Hãy xây dựng một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ dành cho bản thân. Đó là những hoạt động mà bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn. Dưới đây là một số hoạt động gợi ý dành cho bạn:

  • Tắm nước ấm
  • Dành vài phút thiền định để giúp cơ thể và tâm trí của bạn được thư giãn
  • Thử một số động tác kéo giãn cơ nhẹ nhàng để giúp cơ thư giãn và giải phóng căng thẳng.
  • Hãy thử nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng trong khi bạn tập trung vào hơi thở
  • Dành thời gian đọc sách, nhưng cố gắng tránh xa các thiết bị đọc sách điện tử.

3. Không sử dụng/tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

  • Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh có thể làm giảm mức melatonin trong cơ thể bạn (melatonin là chất hóa học kiểm soát chu kỳ ngủ).
  • Các thiết bị điện tử có thể làm cho não bộ của bạn tỉnh táo điều đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Không để điện thoại ở gần giường vì nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn như thông báo tin nhắn, ánh sáng màn hình,v.v

4. Tập thể dục thường xuyên

  • Tập thể dục 30' mỗi ngày.
  • Tránh tập thể dục mạnh trước khi đi ngủ 2-3h.

5. Môi trường ngủ phù hợp

  • Phòng ngủ cần mát mẻ - tối – yên tĩnh
  • Nhiệt độ khoảng 20 độ C là nhiệt độ tối ưu để ngủ.
  • Nếu phòng có nhiều ánh sáng/cửa sổ thì bạn nên dùng rèm cản ánh sáng hoặcmặt nạ che mắt.
  • Nếu bị ồn có thể dùng nút bịt tai hoặc cửa chống ồn.
  • Chăn ga, gối đệm sạch sẽ, thoải mái

6. Ngủ trưa

  • Ngủ trưa chỉ nên tối đa 30' hoặc ít hơn.
  • Tránh ngủ vào chiều tối có thể làm gián đoạn giấc ngủ đêm.

7. Giường ngủ

  • Chỉ sử dụng giường ngủ để ngủ hoặc quan hệ tình dục. Việc chỉ dùng giường để ngủ làm tăng cường liên kết giữa não bộ và giấc ngủ khiến chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Ra khỏi giường khi bạn không ngủ, đừng cố nằm ườn trên đó nếu bạn không muốn ngủ.

8. Kiểm soát căng thẳng trước khi đi ngủ

  • Tránh những việc làm cho bạn căng thẳng như nói chuyện với chồng về vấn đề đang tranh cãi, suy nghĩ về công việc dang dở,v.v.
  • Cố gắng đặt những lo lắng/ kế hoạch của bạn sang một bên khi bạn đi ngủ. Tắm nước ấm hoặc mát-xa, đọc sách, âm nhạc nhẹ nhàng, tập thở, yoga hoặc thiền.
Tránh những việc làm cho bạn căng thẳng trước khi đi ngủ

Tránh những việc làm cho bạn căng thẳng trước khi đi ngủ

9. Hạn chế sử dụng chất kích thích caffeine – nicotine – rượu

  • Cà phê, trà, coca-cola và đồ uống có chứa caffeine khác là chất kích thích. Uống chúng vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
  • Nicotine trong các sản phẩm thuốc lá là một chất kích thích có thể cản trở giấc ngủ.
  • Rượu có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ nhưng nó ngăn chặn các giai đoạn giấc ngủ sâu và thường khiến bạn thức giấc giữa đêm.

10. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ

  • Nếu bạn đã kiên trì thực hiện các cách trên nhưng không có hiệu quả hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ phù hợp.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng loại thuốc nào đó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Kiểm soát cơn đau do các bệnh mạn tính bằng thuốc hoặc các phương pháp giảm đau.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.