Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo về hậu COVID-19 ở trẻ em

Hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể trẻ em (Ảnh minh hoạ)
Hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể trẻ em (Ảnh minh hoạ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một tỷ lệ nhất định trẻ sau khi mắc COVID-19 tồn tại kéo dài các triệu chứng như ho, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn hành vi, mất vị giác... trong vòng 3 tháng kể từ khi bệnh khởi phát.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, các triệu chứng này có thể tồn tại từ lúc mắc bệnh ban đầu hoặc mới xuất hiện sau khi đã khỏi bệnh và không do các căn nguyên khác gây ra. Hiện chưa có con số chính xác tỷ lệ mắc hậu COVID-19 ở trẻ em. Còn ở người lớn, theo Tổ chức Y tế thế giới thì tỷ lệ mắc hậu COVID-19 là khoảng 10-20%.

Trẻ mắc COVID-19 chắc chắn sẽ mắc hậu COVID-19?

Tuy nhiên, cũng chưa có yếu tố nào giúp tiên đoán chắc chắn trẻ sẽ bị hậu COVID-19 sau khi mắc cấp tính. Một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhự cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID. Tuy nhiên, nếu một trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch, cần thở máy hoặc chăn sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, sẽ dễ mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ... (là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức).

Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ béo phì, có tiền sử các bệnh dị ứng, các bệnh lý mãn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19 cao hơn các nhóm trẻ khác.

Tiêm vaccine là một phương pháp để phòng hậu COVID-19 ở trẻ em. Ảnh minh hoạ: BV Nhi Trung ương

Tiêm vaccine là một phương pháp để phòng hậu COVID-19 ở trẻ em. Ảnh minh hoạ: BV Nhi Trung ương

PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Ở trẻ em và vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác...

Trẻ cũng có thể có các biển hiện (tâm bệnh) như tối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập. Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở... Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp, đánh trống ngực.

Riêng đối với hội chứng viêm đa nhiễm hệ thống (MIS-C) sau nhiễm COVID-19 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh được xác định sau khi đã loại trừ các bệnh lý khác (như hội chứng sốc nhiễm độc do tụ cầu, bệnh lý niêm mạc...) ở trẻ đã mắc COVID-19. Bệnh thường xuất hiện sau mắc COVID-19 khoảng 2-6 tuần với các biểu hiện thường gặp: sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hoá, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ...

Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận khoảng 60-70 bệnh nhi bị hội chứng này, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 4 bệnh nhi bị MIS-C trong tuần qua.

Khi nào cần cho trẻ đi khám hậu COVID-19?

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo các gia đình cho trẻ đi khám hậu COVID-19 khi có những triệu chứng trên hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có. Ngoài ra, dù trẻ không có triệu chứng nghi ngờ của hậu COVID-19 thì cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đi khám vào khoảng 4-12 tuần sau khi mắc COVID-19.

"Bài/phương thuốc chữa hậu COVID-19 đều không có giá trị. Gia đình chỉ cần chăm sóc con như trước khi mắc COVID-19, tập trung điều trị triệu chứng, đi khám để được tư vấn khi cần điều trị", PGS.TS Trần Minh Điển.

PGS.TS Trần Minh Điển cũng lưu ý, "không cần thiết phải mua Gói khám hậu COVID-19 vì lãng phí, không cần thiết, dễ gây tâm lý ám ảnh cho trẻ khi phải thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra. Chỉ khám chuyên sâu, làm các xét nghiệm thăm dò cần thiết khi có biểu hiện triệu chứng".

Mặc dù kiến thức về hậu COVID-19 đến nay chưa đầy đủ nhưng PGS.TS Trần Minh Điển khuyến cáo, hậu COVID-19 chỉ là hiện tượng tạm thời, sẽ tự hết sau 1 thời gian, trừ một số triệu chứng nặng cần can thiệp y khoa theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Đặc biệt, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương lưu ý các bậc cha mẹ "đừng hỏi bác sĩ Google, mà cứ theo dõi con bằng cảm nhận, tuân theo tư vấn của bác sĩ khi điều trị COVID-19 và cả hậu COVID-19 cho trẻ".

PGS.TS Trần Minh Điển cũng cho rằng, các biện pháp phòng bệnh và tiêm vaccine là khi có chỉ định là phương pháp duy nhất hiện nay để giúp không xuất hiện hậu COVID-19, nhất là ở trẻ em khi chưa có bất kỳ biện pháp vật lý, thuốc hay thực phẩm nào giúp ngăn chặn việc xuất hiện hậu COVID-19.

"Khi COVID-19 được công nhận là bệnh đặc hữu và có thể tiêm cho trẻ 3-5 tuổi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và hậu COVID-19", Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM
(PLVN) - Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm của hệ thống tiêm chủng uy tín hàng đầu, VNVC là đơn vị chủ lực đồng hành Sở Y tế TP HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi. Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin, VNVC đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.