Vụ án Trương Hồ Phương Nga: Cần một kết luận sòng phẳng và rõ ràng

Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung tại phiên tòa
Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung tại phiên tòa
(PLO)  - Ngày 11/12 vừa qua là ngày cuối cùng điều tra bổ sung vụ án hoa hậu Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ, về vụ án này ông Trần Huy Tuấn, người tư vấn pháp lý cho Cao Toàn Mỹ đã cho rằng “cách điều tra không thuyết phục cả về lý luận lẫn đánh giá, xem xét chứng cứ”. Để góp thêm một cái nhìn cho vụ án này, Báo PLVN đã trao đổi cùng ông Trần Huy Tuấn.

- Thưa ông, gần 5 năm trôi qua, đã nhiều lần gia hạn điều tra nhưng vụ án giữa Cao Toàn Mỹ và Trương Hồ Phương Nga đến nay vẫn chưa kết thúc? Xin ông cho biết thêm về vấn đề này?

- Vụ án Trương Hồ Phương Nga và đồng phạm Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 16,5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một kết luận điều tra bổ sung nào rõ ràng.

Một động thái của các cơ quan điều tra đã tạo ra những phản ứng trái chiều trong dư luận đến mức khó hiểu – là điều hoàn toàn không đáng có đối với một vụ án mà chứng cứ cáo buộc khá rõ ràng và chặt chẽ.

Đành rằng, với nguyên tắc của tố tụng hình sự và tinh thần cải cách tư pháp, thì đi liền với chứng cứ buộc tội, là chứng cứ “gỡ” - Đó là nhiệm vụ của các cơ quan tố tụng. Tuy nhiên, đến tận thời điểm này, nhiều người am tường pháp luật cũng không hề thỏa mãn với cách điều tra theo cách nhấp nhả - vốn hoàn toàn không thuyết phục cả về lý luận lẫn đánh giá, xem xét chứng cứ; khi mà, nếu soi rọi kỹ, thì hoàn toàn không phải là “điểm mù” của vụ án

- Thưa ông, quá trình điều tra bổ sung từ giai đoạn tạm đình chỉ cho đến phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can, đã có tiến triển nào mới trong việc điều tra bổ sung này không, thưa ông?

- Quá trình điều tra các chứng cứ buộc tội và gỡ tội, trong một cuộc họp cuối tháng 11/2018, thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó GĐ CATPHCM đã khẳng định không có “hợp đồng tình cảm”; ông khẳng định không có cơ sở nói 16,5 tỷ đồng là tiền ông Mỹ tặng Phương Nga vì nội dung chuyển tiền có thể hiện rất rõ. Phương Nga cũng không đưa ra được bất kỳ chứng cứ gì có liên quan đến Hợp đồng tình cảm ngoài lời khai ở tòa.

Trước đó, tại Bản kết luận điều tra bổ sung lần 2, Cơ quan điều tra cũng đã bác bỏ sự tồn tại của "Hợp đồng tình cảm" mà Phương Nga khai tại phiên tòa trước đây. Cụ thể kết luận cho rằng: “Căn cứ vào tài liệu điều tra mà cơ quan điều tra đã thu thập được trong quá trình điều tra bổ sung nhận thấy lời khai của các bị can Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung phát sinh tại phiên tòa ngày 21/09/2016 là không có căn cứ” (BL1758)”.

- Mấy ngày qua một số luật sư cho rằng vụ án này phải được đình chỉ, và cơ quan điều tra đang muốn đình chỉ vụ án, ông có ý kiến gì?

- Dù muốn gì thì muốn, nhưng quan trọng, ý muốn ấy phải đúng pháp luật và thật sự cần thiết. Không một cơ quan tố tụng nào có thể tự ý hành xử theo ý của mình, thậm chí, đôi khi ý muốn ấy lại thể hiện một quan điểm cá nhân.

Thiết nghĩ, không cần dẫn định nghĩa của điều luật, không cần phải viện dẫn sâu, với bất kỳ ai am tường pháp luật, thì xưa nay việc áp tội danh với Điều 139 - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản -  không hề quá khó và ít khi lẫn lộn với các tội danh khác. Bởi không như các tội danh khác, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cần có hành vi gian dối và có yếu tố chiếm đoạt xảy ra, mà trong vụ án Trương Hồ Phương Nga thì hai yếu tố đó vốn đã rõ.

Trong vụ án này, và đến thời điểm hiện nay có rất nhiều vấn đề pháp lý được chúng tôi kiến nghị đến nay vẫn chưa làm rõ. Cơ quan điều tra  không hề truy nguồn số tiền 16,544 tỷ đồng mà các bị can đã chiếm đoạt của ông Mỹ đi đâu, về túi ai? Đây là những sự thật đã bị lấp liếm, mà nếu chưa làm rỏ được các vấn đề pháp lý đó, thì không thể có căn cứ nào để đình chỉ vụ án được.

- Cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này!

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.