Sự 'mạnh tay' cần thiết

Hình chỉ có tính minh họa
Hình chỉ có tính minh họa
(PLO) - Đề xuất sáp nhập nhiều sở, ngành trong Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo đang thu hút sự chú ý của dư luận. Đồng tình có, phản đối có nhưng cứ chiếu theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ thì đây rõ ràng là sự “mạnh tay” hết sức cần thiết.

3 “mềm” hay 6 “mềm”

Hiện nay, các cơ quan chuyên môn nói chung đã được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Nghị định 24) tương đối ổn định.

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề gây xôn xao trong dư luận, đặc biệt là số lượng cấp phó và tổ chức các cơ quan chuyên môn. Thực tiễn một số địa phương cho thấy, việc bố trí cấp phó đối với các tổ chức bên trong của sở không phù hợp với tỷ lệ biên chế và mô hình tổ chức, làm tăng số lượng cấp phó.

Điển hình là có tới 8 phó giám đốc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa hay ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương có 44 lãnh đạo từ cấp phòng trở lên trong tổng số 46 công chức; Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nam có 19 lãnh đạo từ cấp phòng trở lên và 1 nhân viên. 

Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên, đáp ứng tinh thần của Nghị quyết số 39-NQ/TW, Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh dự kiến sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn theo hướng giảm đầu mối tổ chức, bảo đảm việc thành lập tổ chức thực sự thiết thực, hiệu quả, giúp UBND cấp tỉnh tham mưu, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

Theo đó, Dự thảo Nghị định đưa ra 2 phương án sắp xếp theo hướng giảm tổ chức sở được tổ chức thống nhất (gọi tắt là sở “cứng”) và tăng tổ chức sở phù hợp với mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và đặc thù chuyên ngành (gọi tắt là sở “mềm”). Quan điểm của Bộ Nội vụ là trao quyền chủ động cho địa phương trong việc thành lập hay không thành lập các sở “mềm”, từ đó sẽ thực hiện được việc tinh gọn đầu mối tổ chức. 

Cụ thể, phương án 1 có 15 sở, ngành “cứng”, gồm Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch - Tài chính (sáp nhập từ Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính); Công Thương; Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị (sáp nhập từ Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, riêng Hà Nội và TP HCM có thêm Sở Quy hoạch và Kiến trúc); Tài nguyên và Môi trường; Lao động - Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND và 03 sở, ngành “mềm” gồm Ngoại vụ; Du lịch; Ban Dân tộc.

Phương án 2 thậm chí mạnh dạn hơn khi chỉ còn 12 sở “cứng”, chuyển 3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông cùng 3 sở, ngành “mềm” của phương án 1 thành 6 sở, ngành “mềm”.

Phân định rõ được chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn

Đánh giá tác động của 2 phương án, Bộ Nội vụ cho rằng phương án 1 bảo đảm tính ổn định của tổ chức nhưng chưa xác định được các sở phù hợp với chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, chưa thực hiện được việc giảm đầu mối tổ chức sở tại một số địa phương không có nhu cầu thành lập.

Còn phương án 2, tuy chi phí cho việc giải thể tổ chức, tâm lý cán bộ, công chức có sự bất ổn, dôi dư do sắp xếp tổ chức song giảm đầu mối tổ chức sở “cứng”‘, xác định rõ theo mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và đặc thù chuyên ngành, trao quyền chủ động cho địa phương trong việc thành lập hay không thành lập các sở “mềm” sẽ thực hiện được việc tinh gọn đầu mối tổ chức.  

Nói về cơ sở của việc chuyển 03 tổ chức sở “cứng” thành 03 tổ chức sở “mềm” của phương án 2, Bộ Nội vụ lý giải: Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất phát từ quá trình đô thị hóa của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiến tới việc thu hẹp diện tích đất và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, các nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp không cần phải có tổ chức sở chuyên ngành tham mưu về lĩnh vực nông nghiệp, có thể ghép với một cơ quan chuyên môn tương ứng, bảo đảm thu gọn đầu mối tổ chức, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của tổ chức tham mưu. 

Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, tại các tỉnh có địa bàn nhỏ, dân số ít thì chức năng có thể giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm nhiệm, không nhất thiết phải có một tổ chức độc lập để tham mưu giúp UBND cấp tỉnh. Đối với Sở Khoa học và Công nghệ, lĩnh vực này tương đồng với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và đến một thời điểm thích hợp, cần thiết phải hợp nhất, thống nhất giao cho một cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ.

Trước mắt, để thực hiện việc tinh gọn đầu mối tổ chức, Dự thảo Nghị định đưa Sở Khoa học và Công nghệ vào sở “mềm”, giao quyền cho địa phương trong việc thành lập hay không thành lập. Trường hợp địa phương không thành lập Sở Khoa học và Công nghệ thì giao chức năng tham mưu quản lý nhà nước về Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện. 

Việc sáp nhập nêu trên đã được Bộ Nội vụ lấy ý kiến khảo sát tại 02 hội nghị hội thảo tổ chức ở miền Bắc và miền Nam. Trong đó, có 39/73 Phiếu ý kiến đồng ý; 27/73 Phiếu ý kiến không đồng ý; 07/73 Phiếu ý kiến đề nghị cân nhắc. Ý kiến của các bộ, ngành, địa phương có 44/54 ý kiến đồng ý; 07/54 ý kiến không đồng ý; 03/54 ý kiến đề nghị cân nhắc.

Đọc thêm

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Toàn cảnh buổi tiếp.
(PLVN) - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp xã giao ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia làm trưởng đoàn.

Nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới

Toàn cảnh Phiên thảo luận.
(PLVN) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.