Đẩy mạnh nghiên cứu gia nhập Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép

Những nạn nhân của tội phạm đưa người di cư trái phép. Ảnh minh họa.
Những nạn nhân của tội phạm đưa người di cư trái phép. Ảnh minh họa.
(PLO) - Đây là một trong những kiến nghị của nhóm chuyên gia do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Hoàn làm trưởng nhóm để bảo đảm thực hiện Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Việt Nam không miễn trừ trách nhiệm hình sự với người di cư trái phép

Nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm đưa người di cư trái phép (NDCTP), cộng đồng quốc tế đã nỗ lực xây dựng Nghị định thư về chống đưa NDCTP bằng đường bộ, đường biển và đường không (gọi tắt là NĐT), bổ sung cho Công ước Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Công tác đấu tranh với tội phạm đưa NDCTP đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa các quốc gia, mà một trong những yếu tố bảo đảm thuận lợi trong công tác này chính là sự hài hòa, tương thích giữa pháp luật quốc gia và quốc tế.

Qua nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam trên tinh thần NĐT, nhóm chuyên gia nhận thấy chính sách và pháp luật Việt Nam hiện hành nhìn chung phù hợp với các quy định của NĐT. Điều đó thể hiện ở các quy định về các biện pháp quản lý biên giới, bảo đảm an ninh và kiểm soát giấy tờ cùng các biện pháp phòng ngừa khác; biện pháp chống đưa NDCTP bằng đường biển; hình sự hóa hành vi đưa NDCTP; bảo vệ và hồi hương người là đối tượng của tội phạm đưa NDCTP; hợp tác quốc tế trong phòng, chống đưa NDCTP.

Tuy nhiên, các quy định còn nằm rải rác, tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chưa tạo thành một hệ thống tập trung, thống nhất, đồng bộ, định hướng cho công tác phòng, chống đưa NDCTP. Không những thế, hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn tồn tại một số điểm chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của NĐT như pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa hay khái niệm chính thức về “đưa NDCTP”; chưa quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam trong hợp tác quốc tế về bắt giữ tàu biển có liên quan đến hành vi tổ chức đưa NDCTP; chưa có quy định hồi hương với người được phép thường trú tại Việt Nam ở thời điểm họ bị đưa đi di cư trái phép đến quốc gia khác hoặc ở thời điểm họ được tiếp nhận về Việt Nam...

Đáng chú ý, theo Điều 5 NĐT, người di cư sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì họ là đối tượng của hành vi đưa NDCTP. Nhưng pháp luật Việt Nam lại không có quy định miễn trừ trách nhiệm đối với NDCTP, nhất là do bị cưỡng ép. Về nguyên tắc, NDCTP vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Ngoài ra, những biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm đưa NDCTP tuy đã được Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định song chưa chi tiết cho từng đối tượng, đặc biệt là đối tượng cần bảo vệ như người chưa thành niên, phụ nữ.

5 vấn đề cần hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam 

Thực tế cho thấy, một trong những yếu tố bảo đảm thuận lợi cho việc hợp tác giữa các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm đưa NDCTP nói riêng là sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật khu vực, quốc tế. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp luật của Việt Nam về phòng chống đưa NDCTP nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong công tác này. Theo đó, nhóm chuyên gia đề xuất nghiên cứu ban hành một đạo luật quy định tập trung, thống nhất, đồng bộ những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho công tác phòng, chống đưa NDCTP.

Trong khi chưa ban hành một đạo luật riêng về phòng, chống đưa NDCTP thì Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này trên tinh thần của NĐT. Trong đó, cần ưu tiên tập trung vào một số vấn đề sau: định nghĩa được khái niệm “đưa NDCTP” cũng như tội phạm đưa NDCTP; chính sách xử lý với người là đối tượng của tội phạm đưa NDCTP tự nguyện hồi hương, nhất là trong trường hợp họ bị cưỡng ép di cư trái phép; vấn đề hồi hương nạn nhân của tội phạm đưa NDCTP, nhất là đối với người được phép thường trú ở Việt Nam tại thời điểm họ bị đưa đi hoặc thời điểm họ được tiếp nhận về Việt Nam; cơ chế bảo đảm thực thi các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 liên quan đến bảo vệ người tố giác tội phạm, người bị hại, người làm chứng và người thân thích của họ, trong đó có nạn nhân bị đưa đi di cư trái phép, đặc biệt là đối tượng trẻ em và phụ nữ; hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng chức năng, nhất là lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam trong hợp tác quốc tế về bắt giữ tàu biển liên quan đến hành vi tổ chức đưa NDCTP.

Cũng theo nhóm chuyên gia, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước về phòng, chống đưa NDCTP, Việt Nam cần đẩy mạnh tiến độ triển khai nghiên cứu gia nhập NĐT. Bởi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt được xác định tại Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng, chống buôn bán người đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 605/QĐ-TTg.

Đọc thêm

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL).
(PLVN) -Ngày 23/12, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL). Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Nữ cán bộ Tư pháp giỏi “Cầm, kỳ, thi, họa” ở Lào Cai

Chị Nguyễn Lê Hằng, Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.