Cần cơ chế pháp lý hữu hiệu ngăn chặn tẩu tán tài sản thi hành án

Cần cơ chế pháp lý hữu hiệu ngăn chặn tẩu tán tài sản thi hành án
(PLO) -Việc đương sự tẩu tán tài sản, “trốn” thi hành án là một vấn đề không mới, tuy nhiên các quy định của pháp luật hiện nay vẫn chưa có biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với hành vi này.

Theo Bản án số 26/DSST ngày 17/3/2015 của Tòa án nhân dân huyện X thì anh Nguyễn Văn A và bà Phùng Thị B phải thanh toán trả nợ cho chị Nguyễn Thị L số tiền: 390.000.000đ và lãi suất chậm thi hành án. Kết quả xác minh anh A chị B có tài sản là 01 mảnh đất diện tích 342m2 tại xã X, huyện Y. Tuy nhiên, ngay khi tòa án có lệnh triệu tập đương sự, ngày 06/3/2015 Nguyễn Văn A và Phùng Thị B đã lập hợp đồng công chứng tặng cho con trai  là Nguyễn Văn C tài sản trên, đến ngày 15/3/2015 mảnh đất hoàn tất việc sang tên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, trước thời điểm có bản án đúng 2 ngày!

Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS) quy định: kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ quan thi hành án không thể xử lý tài sản của A, B được vì tài sản đã hoàn tất việc chuyển quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Có thể thấy rõ ràng rằng việc ông A, bà B chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho con trai  là nhằm mục đích tẩu tán tài sản, né tránh việc thi hành án. Tuy nhiên, để xử lý được hành vi này lại vô cùng khó khăn. Về mặt pháp lý, do việc chuyển giao này thông qua hình thức là “hợp đồng dân sự” nên người được thi hành án không thể tố cáo ông A, bà B về các tội phạm trong Bộ luật Hình sự. Người được thi hành án có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng tặng cho tài sản giữa ông A bà B và con trai vì lý do: Đây là hợp đồng có nội dung trái pháp luật, nhằm mục đích tẩu tán tài sản, né tránh trách nhiệm thi hành án. Tuy nhiên, đây thực sự là một hành trình rất gian nan.

Một trường hợp khác, theo Bản án số 10/DSST ngày 16/7/2015 của Tòa án nhân dân huyện X tuyên anh Nguyễn Văn A  phải thanh toán trả nợ cho chị Nguyễn Thị L, chị Nguyễn Thị Q số tiền: 300.000.000đ và lãi suất chậm thi hành án. Ngay sau đó, chị Nguyễn Thị B là chị gái ruột của anh A khởi kiện anh A phải thanh toán trả chị B số tiền 2.000.000.000 (Hai tỷ đồng). Khi cơ quan Thi hành án xử lý tài sản của Nguyễn Văn A thì chị Nguyễn Thị B được nhận số tiền được chia theo tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với chị L và chị Q. 

Hiện nay có nhiều giao dịch rất đáng nghi ngờ về việc người phải thi hành án thỏa thuận với người thân làm hợp đồng vay nợ để được hưởng phần tài sản khi thanh toán thi hành án. Tuy nhiên, rất khó để có thể xử lý được vấn đề này. 

Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) quy định: Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 136 BLTTDS năm 2015 thì người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 BLTTDS năm 2015 phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu. Đây là một rào cản lớn đối với người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhất là khi họ không có đủ điều kiện kinh tế.

Khoản 2 Điều 75 Luật THADS năm 2014 quy định trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó. Trong thực tế, để chứng minh “có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án” là một vấn đề không hề đơn giản.  

Đương sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án là một vấn đề đang diễn ra trên thực tế. Do đó, cần thiết phải có một cơ chế pháp lý hữu hiệu để ngăn chặn việc các đương sự tẩu tán tài sản ngay từ giai đoạn xét xử tại tòa án. Đặc biệt cần có các chế tài pháp lý đủ mạnh để ràng buộc trách nhiệm đối với các trường hợp này, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đọc thêm

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.