“Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“

“Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“
(PLO) - Theo ông Đỗ Văn Đương, việc Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn không làm thay đổi chế độ, chính sách của ta với tù nhân. Bởi ở Việt Nam, tù nhân thậm chí còn…. sướng hơn sinh viên thời xưa.
Bên hành lang QH, sau khi nghe chủ tịch nước đọc tờ trình QH về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ông Đỗ Văn Đương – ĐBQH thành phố HCM cho rằng việc phê chuẩn công ước chỉ là một việc tất yếu trong quá trình hội nhập, về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã tương thích với nội dung Công ước:
"Tinh thần chủ đạo của Công ước là phải tôn trọng, không hạn chế, không tước bỏ tính mạng nhân phẩm của phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam. Điều đó pháp luật của mình cũng đã rõ. Cơ bản Công ước tương thích với pháp luật Việt Nam. Nhưng để rõ ra thì theo như Chính phủ, là phải sửa một số luật như Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật tạm giữ tạm giam. Đây là những luật trực tiếp liên quan đến việc hạn chế quyền con người. Phải rõ ra về mặt khái niệm, nội dung để sau này có cơ sở pháp lý xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi bức cung, nhục hình, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác."
Ông có cho rằng việc phê chuẩn công ước ở thời điểm này là phù hợp?
Tôi cho việc phê chuẩn Công ước là hợp thời, phù hợp xu hướng chung. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, của các cán bộ, chiến sỹ liên quan đến công tác đấu tranh phòng trống tội phạm. Những quyền của người phạm tội không bị pháp luật tước bỏ là phải tôn trọng. Việc giam giữ là phải đảm bảo chế độ ăn ở, sinh hoạt, các chế độ khác của họ mà pháp luật không hạn chế.
Qua giám sát của QH vừa rồi, ông thấy các nhà tạm giam, tạm giữ của ta đang trong tình trạng như thế nào?
Việc tạm giam tạm giữ cơ bản là an toàn, chế độ bảo đảm, việc ăn uống tôi thấy tốt. Thậm chí còn hơn chế độ cho  sinh viên đại học thời xưa: 17kg gạo/tháng, rau quả tự túc được; lấy lao động sản xuất phục vụ lại. Tình trạng ốm đau hạn chế. Chỉ có phạm nhân mang HIV vào trại là gây ra ốm đau – thì đó lại là khách quan. Tình trạng tự sát trong trại cũng giảm.
Tuy nhiên, ở góc độ Tư pháp, chúng tôi đã có kiến nghị  Chính phủ cần phải có lộ trình  để nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới để đảm bảo chỗ nằm cho phạm nhân. Còn chỗ ở là tương đối tốt. Nhà nước ta mặc dù kinh tế khó khăn như vậy, nhưng phải khẳng định là chế độ phạm nhân là rất tốt.
Trong một phát biểu gần đây, ông có nói đến tình trạng trại giam quá tải, có phải là do chúng ta tạm giam những đối tượng chưa đến mức phải giam giữ?
Cũng có một số trường hợp. Chúng tôi đã có kiến nghị những đối tượng chưa cần đến mức tạm giam thì không tạm giam, và áp dụng bằng hình thức khác như cho bảo lĩnh, cho đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cứ trú… Nhưng trên thực tế, có những loại tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng suốt ngày trộm cắp vặt khiến xã hội bức xúc. Khi phát hiện thì nó lại trốn, trốn thì không bắt giữ được, không đưa ra xét xử được. 
Hiện nay có bất cập luật về căn cứ tạm giam. Sau này phải sửa cho rõ những trường hợp nào đáng phải giam thì phải giam, trường hợp nào không giam thì phải mở rộng biện pháp khác, nhất là trong điều kiện hiện nay, có thể nâng cao trách nhiệm người bảo lĩnh. Hiện nay cho bảo lĩnh, nhưng đối tượng trốn, người bảo lĩnh vẫn chả sao, như thế là không được. 
Một chính sách pháp luật mà nhu mì, ví như mặt nước hiền dịu là nhiều người chết vì nước. Còn một chính sách cứng rắn như lửa đỏ, để giữ trật tự kỷ cương phép nước để ổn định kỷ cương xã hội, để ổn định phát  triển xã hội, điều đó hết sức quan trọng. 
Việc phê chuẩn Công ước, theo ông có làm giảm án oan?
Như tôi đã nói, trong pháp luật Việt Nam có nhiều điều tương thích rồi. Án oan của ta vừa rồi chỉ là do một số cán bộ. Một số thôi chứ không phải  tất cả . Vì một năm có trên trăm nghìn đối tượng, nhưng mà năm vừa rồi, chỉ có 2 vụ đến nay chính xác là oan. Còn nhục hình chỉ một số vụ, không phải là nhiều. Nguyên nhân do cán bộ là chính, chứ không phải cho pháp luật, do chính sách.
Đây là do năng lực cán bộ kém, lười tiến hành biện pháp điều tra, lấy việc đánh đập để có thông tin. Cái thứ hai là đạo đức công vụ kém, coi thường tính mạng, sức khỏe con người. Anh đánh người ta nhiều thế, vì mục đích cũng có thể là bệnh thành tích. Bệnh thành tích, cộng với đạo đức phẩm chất,  năng lực nghiệp vụ non kém dẫn đến một số vụ như thế. Cái này cần chấn chỉnh sàng lọc. 
Theo ông, cần phải làm gì để loại trừ những trường hợp này?
Tôi cho rằng cần quy trách nhiệm người đứng đầu. Nơi nào để xẩy ra như thế là cách chức người đứng đầu. Còn biện pháp quản lý thuộc cấp như thế nào là do họ làm. Không ai có thể quản lý ngần ấy chiến sỹ được. Còn mọi cơ chế luật pháp, nếu không đi vào thực tế, thì vẫn nằm trên giấy. 
Tôi đã bao nhiêu năm trực tiếp đấu tranh chống tội phạm. Bọn họ rất ngoan, cố, nhưng mình phải có nghệ thuật trong việc điều tra, xét hỏi, phải vòng quanh đi tìm chứng cứ khác. Khi có đủ chứng cứ rồi, không cần lời khai nhận. 
Pháp luật không nên cứng nhắc quá, không nên dồn người ta và bước đường cùng, phải có tính nhân đạo. Nhưng cái này cần đi vào từng vụ việc cụ thể.
Xin cám ơn ông./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Đọc thêm

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.