Những tư tưởng tiến bộ vượt bậc của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ về “Ngày hội dân chủ”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đến thăm một đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam tại miền Bắc (năm 1970).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đến thăm một đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam tại miền Bắc (năm 1970).
(PLO) - Nhân dân ta đang chuẩn bị đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ XIV (2016 - 2021). Rất nhiều kinh nghiệm bổ ích được các đại biểu Quốc hội khóa XIII để lại cho nhiệm kỳ sau. Nhiều thành tựu quan trọng được ghi nhận trên lĩnh vực lập pháp của Quốc hội nhưng các đại biểu Quốc hội còn băn khoăn về công tác xây dựng pháp luật.

Những vấn đề thời sự này trước đây Luật sư (LS) Nguyễn Hữu Thọ ở cương vị lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có những đóng góp nổi bật, cách nhìn rất thực tế về hoạt động của các cơ quan dân cử cũng như yêu cầu đối với các đại biểu nhân dân.

Nhân cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, xin nêu lại những quan điểm của LS Nguyễn Hữu Thọ về vấn đề vẫn còn nguyên giá trị đến tận hôm nay. Theo PGS.TS Trần Minh Trưởng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Những quan điểm của LS Nguyễn Hữu Thọ cho thấy tư duy của ông đã đi trước thời đại.

Tôn trọng dân thì phải làm tròn trách nhiệm

Năm 1982, LS Nguyễn Hữu Thọ cho rằng đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND phải là người “đủ kiến thức và năng lực”, “là đại biểu thực sự cho quần chúng, được quần chúng tín nhiệm”. Quốc hội, HĐND không phải là nơi đại biểu “phát biểu cảm tưởng” mà là nơi cân nhắc, tính toán sau khi cọ xát quan điểm, thảo luận thẳng thắn, nói lên sự đồng ý hay không đồng ý với tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân”.

Điều đáng tiếc, bên cạnh những đại biểu Quốc hội năng nổ, lúc nào cũng gần gũi, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri thì vẫn còn không ít đại biểu Quốc hội sợ đụng chạm, chọn cách “im hơi lặng tiếng”, không làm tốt trách nhiệm, làm cho cử tri thất vọng.

Khi bàn về Bộ luật Hình sự, LS Nguyễn Hữu Thọ từng nêu rõ quan điểm: “Chúng ta làm luật để bảo vệ người lương thiện, chớ không phải để trừng phạt người có tội thôi. Trong 80 triệu dân chỉ có vài chục ngàn người có tội. Còn lại mấy chục triệu người là người lương thiện”. Trong thời gian qua, không ít luật nặng tính trừng phạt hơn là giáo dục, thiếu khách quan, thậm chí còn làm thiệt hại đến lợi ích của người dân.

Về quyền và nghĩa vụ của công dân, dù họ có sai phạm, LS Nguyễn Hữu Thọ luôn có cách xử lý hợp tình, hợp lý. Ông bày tỏ: “Khi can phạm bị tạm giữ mang trong người tiền bạc và tư trang, nếu tài sản này không phải là vật chứng của hành vi phạm pháp thì phải hỏi xem đương sự muốn xử lý theo hướng nào: gửi cho người nhà, người quen hay gửi cho Ngân hàng Nhà nước tạm giữ. Từ đó cơ quan nhà nước phải giải quyết theo yêu cầu của đương sự”.

Ông coi đây là vấn đề lớn: “Vấn đề tôn trọng quyền của công dân, chớ không phải là vấn đề nhỏ”. Trong thực tế mấy năm qua, do bất cẩn, nghiệp vụ kém hoặc do động cơ nào đó còn để xảy ra quá nhiều việc oan sai, vi phạm quyền của công dân.

Liên quan đến kinh tế đất nước, LS Nguyễn Hữu Thọ khẳng định: Kỷ luật nhất thiết phải có hiệu lực với mọi cấp, mọi ngành, không có ngoại lệ; ngay cả khi pháp luật đã đầy đủ thì kỷ luật vẫn  là động lực bảo đảm việc thực hiện pháp luật. Ông còn đề nghị sớm có tòa án kinh tế xét xử các vụ vi phạm hợp đồng kinh tế nhằm giảm thiểu những tổn thất kinh tế, bảo đảm chặt chẽ kỷ cương và góp phần ổn định các hoạt động của nền kinh tế đất nước (tháng 10/1984). 

Mặt trái của sự phát triển kinh tế kéo theo tình trạng tệ nạn và tội phạm nhức nhối, phức tạp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do việc quản lý nhà nước còn yếu kém, chưa phát huy hết hiệu quả. Từ năm 1980, LS Nguyễn Hữu Thọ đã nhất trí với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng: “Những yếu kém và thiếu sót trong công việc quản lý nền kinh tế quốc dân” có nguyên nhân rất quan trọng ở “tình trạng tham ô, móc ngoặc, cửa quyền” của những cán bộ có chức, có quyền”.

Theo ông, đây là một trong những nguyên nhân làm cho đời sống xã hội gặp khó khăn. Để thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Làm sao cho nhân dân được ấm no, mặc ấm, được học hành”. Sau khi đất nước thoát khỏi chiến tranh xâm lược tàn khốc, với các trọng trách được giao, LS Nguyễn Hữu Thọ rất quan tâm vấn đề thực hiện dân chủ, xây dựng pháp luật và công tác giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ.

Ông cho rằng việc quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội bằng các đạo luật là phương thức bảo đảm dân chủ cao nhất. Ông nói: “Tự do, dân chủ chỉ có được thực sự khi hệ thống pháp luật đúng, đủ và được thực hiện nghiêm minh. Người dân phải được bảo vệ các quyền cơ bản của mình”.

Cụ thể, ông đã góp phần xây dựng Bộ luật Dân sự, theo đó quyền lợi và nghĩa vụ của công dân sẽ được thể chế hóa theo cơ chế dân chủ. Và cơ chế đó đã trở thành nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ”. Cơ chế này được dựa vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và lần thứ V.

Theo V.I Lênin: “Sự thực hiện dân chủ không phải là chuyện rộng lượng ban ơn mà là nghĩa vụ của Đảng cầm quyền phải mang đến cho quần chúng”. Hiện nay ta đang thực hiện cơ chế này và còn làm rõ thêm:

“Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ thông qua Mặt trận. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tình trạng chồng chéo về chức năng giữa sự “lãnh đạo” của Đảng, sự “quản lý” của chính quyền và sự “vận động” của Mặt trận. Nhiều nơi cấp ủy Đảng bao biện làm thay công việc của chính quyền, chính quyền dẫm chân lên công việc của Mặt trận, làm yếu đi sức mạnh tổng hợp của cơ chế. Đảng chỉ mạnh khi chính quyền mạnh, Mặt trận mạnh.

Sinh thời, LS Nguyễn Hữu Thọ từng lưu ý: “Cấp ủy Đảng chỉ thị trực tiếp cho ngành Kiểm sát, Công an bắt người này, thả người kia” là sự vi phạm mang tính nguyên tắc, vi phạm nguyên tắc Đảng lãnh đạo”. Không có một cái gì mang tính đảng cao hơn bản thân đạo luật trong khuôn khổ mà đạo luật quy định xử lý”. Và LS khẳng định: “Đảng là người lãnh đạo, đưa đường, chỉ lối, Quốc hội, HĐND do nhân dân bầu trực tiếp để tổ chức, quản lý xã hội theo đường lối của Đảng” .

Loại bỏ hiện tượng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

LS Nguyễn Hữu Thọ từng đề nghị: “Nếu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đã lãnh nhiệm vụ bộ trưởng, thứ trưởng..., phó chủ tịch tỉnh, giám đốc 

sở v.v... thì không còn quyền biểu quyết trong các kỳ họp Quốc hội và HĐND, để tránh tình trạng người chịu sự giám sát lại tham gia giám sát các cơ quan hành pháp. LS nhắc nhở: “Luật mà thi hành không nghiêm thì sẽ “đẻ” ra luật rừng, luật rừng “đẻ” ra xã hội rừng”.  

Điều đáng mừng là hiện nay, số đại biểu chuyên trách ở Quốc hội ngày càng gia tăng, số cán bộ hành pháp tham gia Quốc hội ngày càng ít đi. Gần đây nhất, TP Đà Nẵng là một ví dụ điển hình rất đáng để các tỉnh, thành khác nhìn vào khi bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND không ra ứng cử đại biểu Quốc hội vì đã kiêm nhiệm nhiều chức vụ rồi.

Thiết nghĩ, những kinh nghiệm, đóng góp của LS Nguyễn Hữu Thọ vẫn bổ ích cho những đại biểu nhân dân tương lai: Dám nói lên tiếng nói của cử tri, không vì lợi ích riêng mà nể nang, né tránh, không làm tròn trách nhiệm với cử tri.

Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét về LS Nguyễn Hữu Thọ: “Anh Thọ là người của công lý, của đạo nghĩa. Anh mong muốn mọi người đều đem hết trí lực phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Anh có thái độ nghiêm khắc đối với mọi hành động sai trái vi phạm phép nước, xâm phạm tài sản của dân, ức hiếp nhân dân. Với trách nhiệm và tính cương trực của mình, anh đấu tranh thẳng thắn để phân rõ đúng, sai; khi cần nói lên sự thật để bảo vệ chân lý, bảo vệ chính sách của Đảng và Nhà nước thì anh luôn tỏ ra cương trực, không hề né tránh. Ở anh, không có đặc quyền, đặc lợi cho bất cứ ai”.

* Tác giả Nguyễn Hữu Châu - nguyên Ủy viên Ban Thường trực HĐND TP Hồ Chí Minh khóa 3 (1985-1989)

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.