Vườn Phong Nha nhận bằng di sản về đa dạng sinh học

Bà Katherine Muller Marin trao Bằng công nhận Di sản thiên thiên thế giới lần 2 cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bà Katherine Muller Marin trao Bằng công nhận Di sản thiên thiên thế giới lần 2 cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
(PLO) - Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vốn được thừa nhận có mức độ đa dạng sinh học thuộc hàng cao nhất hành tinh và tiếp tục được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2.
Tối 14/8, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức UNESCO ghi danh VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2; và khai mạc Lễ hội Hang động Quảng Bình năm 2015 với chủ đề “Quảng Bình – vương quốc hang động”.
Buổi lễ có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Trưởng văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam Katherine Muller Marin, đại diện Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cùng chính quyền và đông đảo người dân tỉnh Quảng Bình.
Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ đón nhận Bằng Di sản thiên nhiên thế giới lần 2.
 Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ đón nhận Bằng Di sản thiên nhiên thế giới lần 2.
Cách đây 12 năm (5/7/2003), VQG Phong Nha - Kẻ Bàng từng được UESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về tiêu chí địa chất, địa mạo. Đến 3/7 vừa qua, “vương quốc hang động” này tiếp tục được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 về tiêu chí đa dạng sinh học với 2 đặc điểm nổi bật toàn cầu là “đại diện cho quá trình tiến hóa, phát triển của các hệ sinh thái trên cạn và sở hữu môi trường sống tự nhiên tiêu biểu về đa dạng sinh học”.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ niềm vui, niềm tự hào tới đồng bào và bạn bè quốc tế, biểu dương tinh thần của chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã rất tích cực trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản, đặc biệt là đã biết kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển du lịch bền vững. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Quảng Bình tiếp tục giữ gìn và phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục bảo tồn và phát huy tốt các giá trị di sản, đặc biệt là các giá trị về đa dạng sinh học.

Đối với UNESCO, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng đề nghị và tỏ lòng mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của UNESCO và các tổ chức, bạn bè quốc tế đối với công tác bảo vệ, phát triển bền vững Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tại lễ đón nhận, bà Katherine Muller Marin - Trưởng văn phòng đại diện UNESCO tiếp tục khẳng định tiêu chí trên và đánh giá rất cao những giá trị mà Phong Nha – Kẻ Bàng đang có được. Bà cũng thay mặt UNESCO gửi lời chúc mừng Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng và cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các nhà quản lí của khu du lịch để Phong Nha – Kẻ Bàng luôn là điểm đến hấp dẫn và thú vị nhất.

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nhiều lần khẳng định ràng: VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các VQG và khu dự trữ sinh quyển trên thế giới.

Một góc Phong Nha - Kẻ Bàng.
Một góc Phong Nha - Kẻ Bàng.  

Theo thống kê của Ban quản lý vườn này, thực vật trên núi đá vôi là dạng thực vật điển hình của Phong Nha – Kẻ Bàng. Rừng nhiệt đới ở đây thường thường xanh, ẩm, rậm cao 800m so với mặt biển, tỷ lệ che phủ đến 96,2%, rừng nguyên sinh chiếm đến 92,2%. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã xác định sự có mặt của 2.935 loài thực vật, bao gồm 201 họ, 972 chi, 6 ngành. Về hệ động vật, đây là nơi cư trú của 138 loài thú (bao gồm cả dơi) thuộc 32 họ và 11 bộ. Nổi bật lên trong vườn này là các loài tên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng rất cao như hổ, bò tót và linh trưởng.

Giới nghiên cứu cũng đã xác định được 212 loài cá, thuộc 107 giống, 38 họ và 10 bộ. Nơi đây cũng tồn tại 460 loài động vật không xương sống thuộc 7 lớp, 22 bộ; 303 loài chim. Thêm nhiều loài động thực vật mới được phát hiện càng thêm lần nữa khẳng định mức độ đa dạng sinh học hiếm có, đồ sộ của vườn này.

Trao đổi với PLVN, ông Lê Thanh Tịnh - Giám đốc Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết: “Nhiều loài động, thực vật mới phát hiện vừa qua sẽ được nghiên cứu sâu hơn nữa. Và nay, vườn chúng tôi vẫn ẩn chứa rất nhiều loài, nhiều hiện tượng, nhiều cấu trúc bí hiểm chưa được biết đến và đang chờ đợi sự khám phá của con người…”

Đọc thêm

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.