“Di cư ngược” tri thức về Việt Nam

“Di cư ngược” tri thức về Việt Nam
(PLO) -Giáo dục Việt Nam đang đứng trước xu thế hội nhập, thế nhưng, hiện chúng ta đang có tình trạng “di cư ngược” tri thức về Việt Nam. 
GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội Khuyến học Việt Nam - đã có cái nhìn thẳng thắn về những khoảng cách và sự “vênh” nhau giữa giáo dục phổ thông và đại học… 
“Tôi e hơi…  nửa vời”
- Thưa ông, chúng ta đã ra “biển lớn” cần đáp ứng yêu cầu quốc tế, nhưng hiện có tình trạng “di cư nguợc” tri thức về Việt Nam. Theo ông, vào WTO, giáo dục phải như thế nào khi hoạt động này được coi như một dịch vụ?
- Vào WTO, theo hiệp ước GATS, giáo dục như một dịch vụ. Ngay từ đầu, Việt Nam khẳng định đối với tiểu học, không có yếu tố nước ngoài trong cơ sở giáo dục. Ngay cả bậc trung học cũng thế, chỉ đến dạy nghề với đại học (ĐH) thì mới mở ra. 
Tuy nhiên, ngay cả mầm non, tiểu học nước ngoài vẫn đầu tư ở Hà Nội và TP.HCM. Có lẽ lãnh đạo các tỉnh đều thấy không có vấn đề gì nên cho phép được mở ra. Xét ra thì tất cả các cơ sở có yếu tố nước ngoài đều tốt và được tín nhiệm.
Còn ở bậc dạy nghề và ĐH, nước ngoài cũng đã đầu tư. Điều này là tốt vì đa dạng hóa tri thức của mình. Đấy là biểu hiện của hội nhập. Muốn bình đẳng hơn thì trong WTO có quy định trao đổi, lưu chuyển chuyên gia thì việc này ở ta không nhiều. Các GS của ta đi giảng nước ngoài đếm trên đầu ngón tay. Số sinh viên nước ngoài vào học ở Việt Nam cũng ít ỏi.
Về trao đổi sinh viên cũng như cán bộ giảng dạy chúng ta làm chưa mạnh. Đấy là do năng lực của chúng ta. Ví dụ, gần đây tôi có chấm vài luận án TS của người Lào, người Hàn Quốc ở Việt Nam nhưng ít lắm. Nên muốn các trường của chúng ta hội nhập với quốc tế, những trường có đẳng cấp thì ngoài việc trường có những công trình nghiên cứu được công bố trên thế giới thì còn có những sinh viên, học viên sau ĐH nước ngoài học ở trường của mình.
 So với những trường ĐH có chất lượng, nhất là những trường hàng đầu của thế giới, hoặc Hàn Quốc, Thái Lan chúng ta cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Hội nhập ở giáo dục ta phải phấn đấu nhiều hơn.
Nguyên tắc của hội nhập là hai bên đều bình đẳng, không phải hòa tan. Mình phải hợp lưu với thế giới. Vậy chúng ta phải làm thế nào để nền giáo dục có chất lượng hơn. Muốn thế phải làm từ bậc thấp đến bậc cao. Nếu không có chất lượng từ bậc thấp thì không thể có từ bậc cao.
- Phải có chương trình (CT) mới làm sách giáo khoa (SGK). Thế nhưng, nhiều chuyên gia giáo dục lo ngại CT chúng ta không rõ mà làm ngay SGK thì không biết sẽ như thế nào?
- Muốn hệ thống phổ thông chất lượng cao thì phải có đổi mới căn bản và triệt để. Tôi đang sợ hiện nay mình làm nửa vời, không bài bản lắm. Vì hiện nay chúng ta bập vào giải quyết vấn đề thi cử, CT, SGK, CT chưa giải quyết đã nói đến SGK. 
Để giải quyết được CT thì một trong những vấn đề đặt ra phải xem lại mục tiêu giáo dục, ta định đào tạo con người nào, từ đó CT nào, xây dựng nhà trường theo kiểu gì, có CT mới làm được SGK. 
Do đó, phải đổi mới triệt để từ dưới lên trên, nghiên cứu về kỹ thuật, phương pháp, công nghệ. Tại sao tôi hay nói nhiều về mục tiêu vì mỗi quốc gia, phải xem đang đứng ở đâu và cần những con người như thế nào. Chẳng hạn như Singapore là một đất nước nhỏ, dân số ít, quốc gia này luôn chăm lo đến con người để quyết định vấn đề giáo dục. 
Singapore không có tài nguyên, không có điều kiện tự nhiên cần thiết mà chủ yếu sống bằng cạnh tranh trong thương trường, mở rộng thị trường, họ đưa ra khẩu hiệu: những nhà trường tư duy và một quốc gia học tập để nắm bắt tình hình toàn cầu, trên cơ sở đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đồng thời họ cũng là đất nước mong muốn ít tiêu cực nhất. Hai yếu tố con người tư duy và con người trong sách sẽ khiến họ có vị thế nhất định. Tôi nói vấn đề này để nói đầu tiên phải có mục tiêu trước. Một trong những cái mà Singapore hướng tới là năng lực tự học, năng lực cạnh tranh… Với mục tiêu đó, họ sẽ không sợ học sinh bỏ đất nước đi.
Hàn Quốc cũng rất ít tài nguyên. Người Hàn Quốc đi vào thị trường thế giới bằng may mặc, giày dép rồi xuất khẩu ô tô, ti vi, tủ lạnh… tiếp đến là đóng tàu chở container. Họ biến đảo thành những xưởng đóng tàu. Chính vì vậy, mục tiêu của họ nhà trường không chỉ truyền thụ mà còn xây dựng năng lực con người.
Ở Việt Nam, phải xem nhà trường là gì. Hiện chúng ta đang yếu phương pháp  đào tạo, học sinh đang yếu năng lực sáng tạo, thiếu tư duy phản biện, học sinh nói theo sách, thiếu các kỹ năng sống, nên phải làm từ phổ thông đến ĐH. Theo tôi, ta chuẩn bị từ phổ thông để vào ĐH, còn quyết định có hội nhập được không phải là ĐH chứ không phải phổ thông. ĐH phải là những “pháo đài”, phải dựa vào những “pháo đài” này để hội nhập.
Phổ thông một đằng, đại học một nẻo
- Có một thực tế, dường như chúng ta vẫn đang loay hoay trong “lỗ hổng” số lượng và chất lượng ở bậc ĐH, thưa ông?
- Để phát triển nguồn nhân lực thì không nên mở quá nhiều trường ĐH, các trường ĐH cũng nên giảm chỉ tiêu chứ không thể đào tạo ồ ạt để lấy số lượng bù chi. Chỉ tiêu Nhà nước nên căn cứ vào nhu cầu các ngành để đào tạo, ví dụ ngành luật cần bao nhiêu, công nghệ thông tin cần bao nhiêu? Nhà trường phải có trách nhiệm sinh viên ra trường là phải có việc làm.
Chúng ta chạy theo xây dựng nhiều “pháo đài” mà quên trang bị cho các “pháo đài” các “cỗ súng” quan trọng để bảo vệ, phát triển. Chúng ta có tới 400 trường ĐH là những “pháo đài” nhưng lực lượng mỏng. Các trường ĐH tư lại chưa mạnh dù các trường nở rộ.
ảnh minh hoạ từ Internet
ảnh minh hoạ từ Internet 
Cho nên phải làm thế nào để trường ĐH phải là nơi đào tạo cán bộ chuyên gia, những người có đủ năng lực đưa đất nước hội nhập. Điều kiện cơ bản nhất để hội nhập là không có khoảng cách chênh lệch tri thức. Hiện chúng ta quá thấp so với thế giới. Phải có những trường ĐH chất lượng thật cao, ít nhất bằng các trường ĐH hàng đầu của châu Á. 
Vì nếu không, chúng ta không đào tạo được nguồn nhân lực cao, thứ hai là để có trao đổi người. Chúng ta phải sản xuất ra tri thức để bán, để trao đổi. Nếu không có, ai coi chúng ta ngang hàng để hội nhập. Thứ ba, các trường ĐH phải nhận ra mình có sứ mệnh quan trọng: là định hướng phát triển cho trường phổ thông, còn hiện nay, phổ thông một đằng, ĐH một nẻo. Nên không mở quá nhiều ĐH, phải củng cố lại và đầu tư cho một số  trường cơ bản như Bách khoa, Sư phạm, Kinh tế quốc dân. Còn mở ra nhiều phải đi theo hướng ĐH cộng đồng. 
- Để nâng cao chất lượng, ngoài không mở rộng, giảm chỉ tiêu tuyển sinh, theo ông có hướng nào khác không?
- Có hai cách, Nhà nước chỉ căn cứ vào số ngành mà nhà nước cần. Còn nếu mở rộng chỉ tiêu ra thì thị trường có hay không? Còn người đi học phải chịu trách nhiệm. Người học cũng không thể trách Nhà nước và các trường phải có trách nhiệm. 
Theo tôi, phải cảnh báo với thanh niên là chỉ tiêu chỉ có chừng đó, còn muốn học đó là trách nhiệm của họ. Nhà nước phải có trách nhiệm trong chuyện đưa ra dự báo chính xác này. 
- Quan điểm của ông ra sao khi các trường ĐH chất lượng, truyền thống hiện vẫn dồn vào hai đầu đất nước, nên khó phát triển được các trường địa phương?
- Thực ra không có địa phương nào ĐH có thương hiệu được như Hà Nội và TP.HCM. Các trường ĐH địa phương đông nhưng èo uột. Bởi Hà Nội và TP.HCM là hai nơi tập trung các chuyên gia lớn. Mỗi trường ĐH phải có viện nghiên cứu hẳn hoi. Không có đâu cần thiết nghiên cứu bằng trường ĐH, trường không nghiên cứu thì không bao giờ có chất lượng cao. Khi không đầu tư được nghiên cứu thì nhà trường không bắt tay được với doanh nghiệp. 
Thực tế, các trường ĐH Hà Nội có nghiên cứu nhưng nghiên cứu không cơ bản. Ở lĩnh vực khoa học nhân văn, chưa có đề tài nào có thể làm thay đổi chính sách./. 
 Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Những đổi mới còn phụ thuộc vào cơ quan chỉ đạo, phải xắn tay áo lên để làm, nếu không mới làm xong sẽ lạc hậu. Ví dụ bây giờ chúng ta chỉ lo về thi, nhưng thực tế đã làm đâu, nên chắc gì kỳ thi sắp tới đã tốt. SGK cũng thế. Viết SGK phải rất đồng bộ, toán, lý, hóa... không một tổ chức nhỏ nào có thể viết một bộ SGK được.
Mỗi người nếu thầu một cuốn thì sẽ lệch nhau hết. Phải có phương pháp tiếp cận chung, rồi chia nhau từng giờ. Ví dụ Vật lý học một tuần 2 tiết, nếu thiếu thì lấy ở môn nào? Phải tính. Nên viết SGK nhỏ là không viết được. Viết sách tham khảo thì dễ nhưng SGK thì khó. Có thể nhiều bộ sách nhưng phải thống nhất phương pháp tiếp cận, có chỉ đạo CT chung.
 Người chỉ đạo viết sách phải rất cẩn thận chứ không thể mỗi người một sách cộng lại không thể thành bộ được. Ví dụ sách lớp 10 một ông viết, lớp 11 ông khác lại viết.  Nên tôi không hiểu sắp tới sẽ thế nào. Ngay cả thi, tuyển thế nào là chuyện của các trường ĐH, sao phải thi? Thi cử vào ĐH lại căn cứ vào thi phổ thông để lấy vào ĐH. Mà mỗi năm nhu cầu mỗi khác. Hơn nữa, kỳ thi tốt nghiệp thì đỗ 98% thì việc gì phải thi nữa?

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.
"Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới", Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn gửi trong bài viết với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

(PLVN) - Buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước diễn ra sáng nay, 27/4. Trời TP HCM phong quang, gió nhẹ. Các đoàn, khối lần lượt tiến qua lễ đài chính, trực thăng mang theo cờ Tổ quốc bay lượn và tiêm kích trổ tài trên bầu trời trong ánh mắt đầy ngưỡng mộ, tự hào của hàng vạn người dân và du khách có mặt tại TP HCM, cũng như ánh mắt của muôn người Việt theo dõi qua màn hình ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài...

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(PLVN) -Tối 26/4, trong không khí hân hoan của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 – 27/4/2025). Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Không khí hào hùng nhắc nhớ những ngày tháng 4 lịch sử ở TP HCM

TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc ngập tràn trên mọi con đường, góc phố.
(PLVN) - Những ngày cuối tháng Tư, mọi con đường, góc phố TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc. Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất nhiều hình ảnh nhắc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc
(PLVN) -  Sáng 26/4, phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định mỗi doanh nghiệp cần coi người lao động là tài sản quý giá nhất; mỗi công đoàn phải là điểm tựa tin cậy và mỗi công nhân cần không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo – để trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Hoàn thiện thể chế về văn học, nghệ thuật là sứ mệnh chung của cả hệ thống chính trị

Hội nghị khẳng định văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua đã đi đúng hướng, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước.
(PLVN) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).