Nga lần thứ 2 trong tháng bay quan sát trên lãnh thổ Mỹ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nhóm các thanh tra quân sự của Nga trong tuần này sẽ tiến hành một chuyến bay quan sát trên lãnh thổ của Mỹ theo Hiệp ước bầu trời mở.

Theo hãng tin TASS của Nga, thông tin trên được tờ Krasnaya Zvezda dẫn lời ông Sergey Ryzhkov – Người đứng đầu Trung tâm giảm thiểu nguy cơ hạt nhân thuộc Bộ Quốc phòng Nga - công bố.

Theo ông Sergey Ryzhkov, chuyến bay quan sát trên lãnh thổ Mỹ sẽ được thực hiện trên máy bay Tu-154M-LK-1 trong thời gian từ ngày 28/5 đến ngày 3/6.

Phái đoàn tham gia quan sát của các thanh tra người Nga sẽ khởi động từ Căn cứ không quân Wright-Patterson ở Dayton, Ohio. Dự kiến, chuyến bay sẽ kéo dài 4.900km.

Đây sẽ là chuyến bay quan sát thứ 2 của Nga trên lãnh thổ Mỹ trong tháng này theo khuôn khổ Hiệp định bầu trời mở quốc tế. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện từ ngày 12/5 đến ngày 20/5 vừa qua.

Hiệp ước Bầu trời mở được ký năm 1992 và có 34 quốc gia thành viên, có hiệu lực vào năm 2002. Theo hiệp ước này, các chuyến bay giám sát được thực hiện trên lãnh thổ các nước Nga, Mỹ, Canada và các nước châu Âu.

Nhiệm vụ chính của hiệp ước là tăng cường tính minh bạch, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và mở rộng khả năng ngăn chặn khủng hoảng trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE) và các tổ chức quốc tế khác.

Đọc thêm

Italia cảnh báo việc đưa binh sỹ vào Ukraine

Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani.
(PLVN) - Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani cảnh báo việc triển khai binh sỹ của NATO tới các chiến trường ở Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu, thực chất là một Chiến tranh thế giới thứ III.

Đề nghị Croatia vận động 10 nước EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu của Croatia Frano Matusic .
(PLVN) - Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Croatia là một trong những nước thành viên EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); đề nghị phía Croatia vận động 10 nước EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA; ủng hộ Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.