Trăn trở giải bài toán “án tồn đọng”

Trăn trở giải bài toán “án tồn đọng”
(PLO) - Chưa bao giờ công tác thi hành án dân sự (THADS) được quan tâm như hiện nay và cũng chưa bao giờ vị thế của cơ quan THADS được khẳng định như trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trăn trở lớn nhất của những người làm công tác THADS là làm sao hạn chế thấp nhất lượng án tồn đọng…
Là năm “kết quả thi hành án (THA) xong đạt cao nhất từ trước đến nay, tăng 24,71% về việc và 180% về giá trị so với năm 2012”, song năm 2013 qua báo cáo của Tổng cục THADS vẫn còn 239.144 việc chuyển sang năm 2014, tương ứng với số tiền gần 42 ngàn tỷ đồng, tăng 9.430 việc (4,10%) tương ứng với trên 13 ngàn tỷ (47,16%) so với số chuyển kỳ sau của năm 2012 chuyển sang năm 2013. 
Đây thực sự là con số khiến không chỉ những người làm công tác THADS phải trăn trở mà là mối quan tâm của toàn xã hội khi một bản án không thi hành được trên thực tế nghĩa là công lý sẽ chưa được thực thi đến cùng và quyền lợi của các bên đương sự trong bản án vẫn chưa được đảm bảo.
Chia sẻ với báo chí bên hành lang Hội nghị THADS, hôm qua, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Hoàng Sỹ Thành đã nói về sự bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành, trong đó có cả Luật THADS: “Ngày xưa cứ phạm tội về ma túy là Tòa tuyên phạt 20 triệu đồng. Nhưng nhiều người trong số đó chỉ là đi vận chuyển ma túy thuê, cơm không có ăn, nhà không có ở lấy đâu ra mấy chục triệu thi hành”. 
Vì thế, các bản án dạng này cứ ngày một dày thêm mà chưa có cơ chế xử lý. Khi Luật THADS có hiệu lực thi hành, việc miễn giảm THA được quy định trong luật thì số lượng việc này cũng đã giảm nhưng không nhiều. Lý do là theo quy định phải thi hành được ít nhất bằng 1/20 khoản phải thi hành nộp ngân sách nhà nước mới có căn cứ xét miễn, giảm THA. 
Nghị định 125/CP sửa đổi Nghị định 58/CP hướng dẫn thi hành Luật, mức này hiện nay là 1/50. Dù đã nới lỏng hơn song điều kiện này cũng rất khó thực hiện đối với nhóm đối tượng đã cùng kiệt. Tiền không thu về được, mỗi năm cơ quan THADS còn tốn nhiều sức người, sức của cho các hoạt động xác minh điều kiện THA của đương sự.
Sửa Luật THADS và hệ thống pháp luật liên quan là vấn đề mang tính lâu dài, tuy nhiên, sự trông đợi trước mắt của xã hội vào công tác THADS là làm sao hạn chế thấp nhất tỷ lệ án dân sự tồn đọng do lỗi chủ quan. Nhận thức đúng về vấn đề này nên nhiều năm trở lại đây, các giải pháp hạn chế án tồn đã được triển khai khá đồng bộ và quyết liệt trong toàn bộ hệ thống THADS, mà trước hết từ chính khâu xác minh, phân loại án. Bởi, việc phân loại án có đảm bảo sự chính xác mới tránh được tình trạng biến án có thành án không có điều kiện thi hành. 
Nhìn lại năm 2013 vừa qua cũng cho thấy, công tác xác minh, phân loại án dân sự có tiến bộ rất nhiều so với năm 2012 và những năm trước đây (về việc cao hơn năm 2011 là 9,52% và năm 2012 là 8,40%; về tiền lần lượt cao hơn là 18,36% và 25,01%). Công tác kiểm tra việc phân loại án cũng được tăng cường ở hầu khắp các địa phương trên toàn quốc.
Để hạn chế thấp nhất án tồn đọng, các địa phương đã chủ động tìm nhiều giải pháp. Năm 2013 là năm được coi là các sáng kiến THA “lên ngôi” vì đây cũng là năm đầu tiên toàn ngành thực hiện chỉ tiêu Quốc hội giao. Có thể kể đến là các đợt cao điểm THA chiến dịch biệt phái chấp hành viên, là mô hình tổ giải quyết án tồn đọng... nhờ thế mà tỷ lệ án tồn đọng ngày một giảm. 
Hạn chế án tồn đọng ngoài tinh thần trách nhiệm, năng lực trình độ chấp hành viên thì rất cần thiết tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan THA sẽ không thể thi hành một bản án nếu như trước khi tuyên án, đương sự đã tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Do đó, khâu kê biên để đảm bảo THA phải được tiến hành kịp thời. Bên cạnh đó, sự phối hợp tốt từ cơ sở cũng là yếu tố rất quan trọng để hạn chế việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản THA.
Ngoài sự chủ động trong công việc, để đạt các chỉ tiêu được giao, trong đó có án tồn đọng thì nói như Cục trưởng Cục THADS TP.Hồ Chí Minh:  “Địa phương vẫn mong ngành có những giải pháp đột phá trong năm mới, một năm dự báo kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn”.
Năm 2014, các cơ quan THADS sẽ tập trung giải quyết có hiệu quả số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; tổng hợp, rà soát những vụ việc còn tồn đọng để tập trung xử lý; nâng cao chất lượng và tiến độ công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, chỉ đạo giải quyết những vụ án lớn, phức tạp; khắc phục những vi phạm thiếu sót về chuyên môn, nghiệp vụ.
(Báo cáo tổng kết công tác THADS 2013)

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024 và hai nội dung rất quan trọng đối với công tác công đoàn.

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.

Đọc thêm

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Toàn cảnh buổi tiếp.
(PLVN) - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp xã giao ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia làm trưởng đoàn.

Nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới

Toàn cảnh Phiên thảo luận.
(PLVN) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).