“Công tác cán bộ phải đi trước một bước”

(PLO) - Năm 2013 là năm có nhiều dấu mốc quan trọng của hệ thống Thi hành án dân sự (THADS): 20 năm chuyển giao công tác THADS từ Tòa án sang cơ quan Chính phủ, năm đầu tiên Thủ tướng quyết định công nhận Ngày truyền thống THADS và cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội về công tác tư pháp, trong đó có công tác THADS.
Trả lời phỏng vấn PLVN, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp) Hoàng Sỹ Thành đã nói về năm nhiều ý nghĩa đặc biệt này.
Cả hệ thống đã nỗ lực rất lớn
Năm 2013 là năm có số việc thi hành xong và số tiền thu được cao nhất từ trước đến nay, nhưng so với chỉ tiêu Quốc hội giao vẫn chưa đạt, hẳn ông rất trăn trở, tâm tư?
- Năm vừa qua là năm đầu tiên Quốc hội có Nghị quyết về công tác tư pháp, trong đó có việc giao chỉ tiêu cụ thể cho THADS với tỷ lệ trên 88% về việc, trên 77% về giá trị. Đây là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với công tác THADS nhưng cũng là thách thức với toàn hệ thống. Ý thức được điều này, ngay từ đầu năm Chính phủ đã có chương trình, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã có kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Cán sự, lãnh đạo Bộ Tư pháp, chúng tôi cũng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Kết quả cuối năm nhìn lại dù đã rất cố gắng nhưng chưa đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Quốc hội giao, về việc mới đạt xấp xỉ 87%, về giá trị đạt gần 74%. Tuy nhiên, năm 2013 cũng là năm kết quả thi hành án (THA) xong đạt cao nhất từ trước đến nay, tăng 24,71% về việc và 180% về giá trị so với năm 2012. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII cũng đánh giá cao việc này. Việc không hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ Quốc hội giao là nỗi trăn trở không riêng cá nhân tôi mà của anh em cán bộ, công chức trong toàn hệ thống, của Ban Cán sự và Lãnh đạo Bộ. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng, năm 2013 cả hệ thống THADS đã nỗ lực rất lớn, phấn đấu hết sức để thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ mà Quốc hội và Bộ Tư pháp giao.
Ông Hoàng Sỹ Thành
Ông Hoàng Sỹ Thành 
Nhiều ý kiến cho rằng, để ra được một bản án đúng pháp luật đã khó, để bản án đó được thi hành trên thực tế còn khó hơn vì còn phụ thuộc vào điều kiện THA của đương sự. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn như hiện nay, điều này có tác động trực tiếp đến công tác THA?
- Năm qua, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, số doanh nghiệp phá sản, tín dụng đổ bể nhiều dẫn đến lượng án thụ lý mới tăng cao, tăng 19% về việc và gần 70% về giá trị so cùng kỳ. Bên cạnh đó, do công  tác phân loại án có chuyển biến mạnh, số việc có điều kiện thi hành cũng tăng cao, tăng 27,66%  về việc và 194,58% về giá trị so với năm 2012. Đây là việc từ xưa đến nay chưa từng có.
Đúng là kinh tế suy giảm tác động trực tiếp đến THA vì khó khăn ảnh hưởng đến đời sống một bộ phận người dân trong xã hội, trong đó có đối tượng phải THA. Họ không có tài sản thì không thể THA được. Cũng do kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản trầm lắng, giao dịch thực tế ít, chưa kể tâm lý người dân không muốn mua tài sản THA nên có một lượng tài sản là bất động sản có giá trị lớn, có điều kiện thi hành mà các cơ quan THADS đã kê biên, bán đấu giá, hạ giá thậm chí 10-15 lần vẫn không  bán được. Số này chiếm gần 10 ngàn việc, tương đương gần 9 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, còn 50 ngàn việc với khoảng 700 tỷ tiền thu cho ngân sách nhà nước mặc dù cơ quan THADS đã dày công xác minh, theo dõi liên tục nhiều năm vẫn không có điều kiện thi hành. Hiện số này đang chờ cơ chế xử lý khi sửa đổi Luật THADS tới đây.
Nói đến nguyên nhân khách quan không thể không kể đến những nguyên nhân chủ quan. Trong hệ thống cơ quan THADS, đội ngũ cán bộ công chức đâu đó chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, chưa quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các ngành chưa thực sự tốt.
Sự phối hợp có vai trò vô cùng quan trọng
Ngoài những yếu tố tự thân, công tác THADS thành hay bại còn nhờ sự  phối hợp chặt chẽ của các ngành, sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, thưa ông?
- Tôi phải khẳng định ngay rằng, THADS không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các cấp, ngành liên quan, nhất là của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và lực lượng Công an. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, sau khi Luật THADS có hiệu lực, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tổng cục THADS đã tham mưu xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương. Năm 2013 Tổng cục đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ gặp gỡ với  Bí thư, Chủ tịch UBND 10 tỉnh mà công tác THA còn khó khăn nhân Hội nghị Trung ương 7. Tại cuộc gặp này, Ban Cán sự Đảng báo cáo về tình hình công tác THADS trên địa bàn các tỉnh, đồng thời cùng các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh bàn biện pháp tháo gỡ cho công tác THADS, nhất là công tác tổ chức cán bộ. Cho đến nay, 10 tỉnh đó đã có những chuyển biến nhất định.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng chỉ đạo các Thứ trưởng, lãnh đạo Tổng cục khi đi công tác tại các địa phương phải dành thời gian để làm việc với cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo THADS tại các địa phương đó để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho công tác THADS, nhất là với những địa phương có những vấn đề nổi cộm trong công tác THADS.
Lực lượng THADS đã trăn trở tìm nhiều giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
 Lực lượng THADS đã trăn trở tìm nhiều giải pháp
để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Để tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các Bộ, ngành Trung ương trong công tác THADS, tháng 10/2013 vừa qua, dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Tư pháp cũng đã ký kết Quy chế phối hợp trong THADS với Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC,  4 Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trực tiếp đến và ký Quy chế. Hiện nay, Quy chế đang được các Bộ, ngành chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc và tôi tin rằng khi được thực hiện, Quy chế sẽ cơ bản tháo gỡ những khó khăn cho các cơ quan THADS trong công tác phối hợp.
Nhân dịp này, tôi cũng gửi lời cảm ơn cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đã quan tâm, cộng tác, phối hợp và hỗ trợ các cơ quan THADS hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua. 
Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương
Năm 2014, công tác cán bộ vẫn tiếp tục được xác định là khâu đột phá, nhưng điều mà dư luận quan tâm hiện nay là siết chặt kỷ cương như thế nào để hạn chế thấp nhất tiêu cực trong THADS, thưa ông?
- Bên cạnh những kết quả thì cũng phải thừa nhận công tác tổ chức, cán bộ chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, có vi phạm chưa được phát hiện, xử lý kịp thời. Năm 2014, Tổng cục xác định cán bộ tiếp tục là khâu đột phá, phải đi trước một bước. Hiện nay, Tổng cục cũng đang chỉ đạo xây dựng Kế hoạch đổi mới về công tác tổ chức cán bộ. Cùng với việc hoàn thiện thể chế sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng; tập trung thiết lập lại kỷ cương kỷ luật trong toàn hệ thống. Đây cũng chính là tinh thần mà đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự đặc biệt lưu ý với hệ thống THADS.
Một nét mới nữa là năm nay trong dịp tổng kết Ngành, tổng kết 4 năm thực hiện Luật THADS và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày truyền thống THADS (diễn ra vào ngày 26 - 27/12 tại Hà Nội), Tổng cục sẽ dành thời gian làm việc với 63 Cục trưởng để đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ về những gì đã làm được và đặc biệt là nhìn nhận đúng về những tồn tại, hạn chế, yếu kém, kể cả những vi phạm trong lĩnh vực THA, từ đó chỉ rõ nguyên nhân và tìm giải pháp để siết lại kỷ cương, kỷ luật.
Chúng tôi coi đây là một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa những người làm công tác quản lý để tiếp tục xây dựng hệ thống THADS trong sạch, vững mạnh, mang lại sự trưởng thành và phát triển bền vững cho công tác THADS.
Trân trọng cảm ơn Tổng cục trưởng!

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...