Những lưu ý khi đi tắm biển ngày hè

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Để có một chuyến nghỉ dưỡng an toàn, bạn nên trang bị kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình trước một số nguy hiểm bất ngờ.

Hiểu rõ về khả năng bơi lội 

Bơi trong vùng biển lớn đòi hỏi nhiều sức mạnh và kỹ năng hơn bơi trong hồ bơi do đốt cháy nhiều calo hơn. Khi đó, bạn phải đối mặt với sóng lớn và dòng chảy mạnh. Nếu không tự tin, bạn chỉ nên tắm gần bờ biển để đảm bảo an toàn.

Không nên tắm ở vùng biển thường có dòng nước ngược vì rất nguy hiểm cho người bơi. Bạn nên tìm hiểu trước thời tiết và thông tin về bãi biển. Hạn chế tắm vào ngày sóng lớn, ngày mưa bão hay khi nhiệt độ dưới 18 độ C. 

Hạn chế tắm một mình

Để đảm bảo an toàn, bạn nên cẩn thận khi tắm, không nên đi quá xa bờ. Luôn phải đi cùng với 1-2 người khác, càng đông càng an toàn và có thể hỗ trợ nhau khi có sự cố. Ngoài ra, nên tắm trong tầm nhìn của nhân viên cứu hộ để đảm bảo an toàn. 

Ghi nhớ cảnh báo bãi biển

Ở mỗi bãi biển có những biển cắm cảnh báo khu vực nước sâu, nguy hiểm. Bạn nên tuân thủ đúng nội quy của bãi biển, không đi ra xa khỏi khu vực an toàn kẻo không bơi vào bờ được, gặp cá dữ, bị sóng mạnh cuốn trôi.

Tránh vùng nước xoáy

Dòng nước xoáy là dòng nước rất mạnh, dài, di chuyển dọc theo bề mặt của biển và thường xảy ra tại các điểm lòng biển sâu nhất. Để thoát khỏi dòng chảy này, bạn không được hoảng sợ. Luôn nhớ là dòng chảy xa bờ sẽ không hút người xuống đáy mà chỉ đưa mọi vật ra xa bờ. Khi ấy đừng cố bơi ngược dòng mà tìm cách bơi vuông góc với dòng chảy. Đối với người không biết bơi hoặc đã đuối sức, hãy thả nổi mình trôi theo dòng, chờ người tới cứu.

Bơi tỉnh táo

Thư giãn trên bãi biển với một cốc bia lạnh giúp kỳ nghỉ mát trở nên hoàn hảo. Bơi quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt bơi sau khi đã uống rượu bia. Lý do, rượu bia làm suy yếu khả năng phán đoán của bạn nên khó nhận thấy tình huống nguy hiểm trong nước và không thể thoát ra khi gặp nạn. 

Khi cơ thể có những dấu hiệu lạ như cảm thấy lạnh, mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy, bị chuột rút, rối loạn thị giác, có dấu hiệu bị trướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối thì phải lên bờ ngay.

Tin cùng chuyên mục

Điều dưỡng bệnh viện TƯ Huế luôn coi trọng sự hài lòng của bệnh nhân

Điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế: Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện

(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5. Tại đây, hơn 350 đại biểu đều thể hiện quyết tâm phải xây dựng hình ảnh người điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế “Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện”; đồng thời lấy sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh là hạnh phúc.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.