Mặc áo tang đến Sở Y tế làm rõ cái chết của chồng

Sáng nay, 26.12, bà Đặng Thị Liên cùng con trai trong tang phục đã đến Sở Y tế TP HCM yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của chồng là Đinh Văn Thường, người từng điều trị tại Bệnh viện Bình Dân.

Sáng nay, 26.12, bà Đặng Thị Liên cùng con trai trong tang phục đã đến Sở Y tế TP HCM yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của chồng là Đinh Văn Thường, người từng điều trị tại Bệnh viện Bình Dân.

Đây là lần thứ hai mẹ con bà mặc áo tang đến Sở Y tế thành phố đòi làm rõ cái chết của ông Thường. Theo bà Liên, ngày 21/7, chồng của bà (49 tuổi) đến khám tại Bệnh viện Bình Dân vì đi tiểu lắt nhắt, đau quặn thận, thận phải ứ nước. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị giãn ống mật chủ, không thấy sỏi ống mật chủ, tư vấn nên mổ lấy sỏi.

Ngày 31/7, ông Thường được mổ lấy sỏi nhưng không thấy có viên sỏi nào được bỏ vào túi nilon đeo vào tay khi từ phòng mổ ra như những bệnh nhân khác. Ngày 3/8, bà Liên được bác sĩ báo chồng bị ung thư ống mật và cho đặt ống dẫn lưu mật ra ngoài. Bà Liên thắc mắc vì sao mổ ống mật chủ lấy sỏi mà không có sỏi và vì sao ca phẫu thuật có bất thường mà bác sĩ không thông báo cho người nhà đã tự ý mổ.

Theo bà Liên, nếu biết chồng bị ung thư thì ngay từ đầu bà đã không cho phẫu thuật và đưa ông về điều trị bằng thảo dược. Người nhà cũng cho rằng chính việc mổ này khiến bệnh của ông Thường diễn tiến nặng. Sau khi xuất viện Bình Dân, người nhà đưa ông đến một số bệnh viện khác điều trị nhưng ông yếu dần rồi qua đời.

Gia đình bà Liên đã gửi đơn lên Sở Y tế TP HCM và nhiều lần đến Sở khiếu nại, đến nay chưa có trả lời chính thức. Chính vì thế, đây là lần thứ hai bà và các con đến Sở Y tế trong trang phục tang.

Đại diện thanh tra Sở Y tế trong cuộc họp sáng nay về vụ việc. Ảnh: Thiên Chương.
Đại diện thanh tra Sở Y tế trong cuộc họp sáng nay về vụ việc. Ảnh: Thiên Chương.

Tiếp đón gia đình bà Liên, Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết đã tiếp nhận khiếu nại từ gia đình và đã lập hội đồng khoa học từ ngày 9/11 để xem xét. Tuy nhiên để khách quan, Sở phải chờ tiếp các kết quả đối chiếu giải phẫu bệnh từ bệnh viện khác, kết quả này hoàn tất vào giữa tháng 12 nên chưa kịp gửi đến gia đình bệnh nhân.

Theo bác sĩ Bỉnh, sau khi xem xét các dữ liệu và báo cáo giải trình của bệnh viện, Sở có kết luận như sau: Bệnh viện Bình Dân đã chẩn đoán xác định đúng ung thư di căn gan có khả năng tiên phát từ đường mật kèm sỏi đường mật; không sai sót về phẫu thuật. Bệnh viện có thiếu sót là không tư vấn cho thân nhân người bệnh trong quá trình phẫu thuật khi phát hiện bất thường so với chẩn đoán trước mổ.

Ông Bỉnh chia sẻ và đồng cảm với bức xúc với bà Liên. "Tôi nghĩ bức xúc của gia đình là đúng", bác sĩ Bỉnh nói. Người nhà cũng đồng ý quan điểm của Sở Y tế nhưng vẫn bức xúc tại sao bác sĩ không tư vấn và quan trọng hơn là đã không chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân khiến ông Thường phải đến một bệnh viện khác điều trị. "Bệnh nguy kịch nhưng người bác sĩ cần phải hiểu và chăm sóc cho bệnh nhân", bác sĩ Bỉnh nhận định.

Gia đình đề nghị Sở Y tế đưa ra hướng giải quyết cụ thể trường hợp sai sót thiếu tư vấn của bác sĩ Bệnh viện Bình Dân.

Trước đó trả lời với báo chí về trường hợp của chồng bà Liên, đại diện Bệnh viện Bình Dân cho hay, bệnh nhân được khám và xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh trước mổ đều không đủ yếu tố để nghĩ tới bệnh nhân bị ung thư. Chẩn đoán bệnh trước mổ của bệnh nhân là sỏi ống mật, sỏi gan. Chỉ định phẫu thuật mở ống mật chủ, lấy sỏi thám sát. Trong khi mổ bác sĩ phát hiện thêm các dấu hiệu của ung thư đường mật có di căn rộng nên không thực hiện được dự kiến ban đầu mà chỉ dẫn lưu giải áp, lấy mẫu bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh lý.

Theo bệnh viện, kết quả giải phẫu bệnh lý thấy bệnh nhân có carcinom tuyến biệt hóa vừa di căn gan trên nền xơ gan. Sau mổ, tình trạng chung của bệnh nhân ổn định, vết mổ lành, dẫn lưu hoạt động tốt, ăn uống bình thường. Bệnh viện hẹn 3 tuần sau đến hóa trị nhưng người nhà không chấp nhận.

Bệnh viện thừa nhận bác sĩ có sai sót khi thay đổi phương án xử trí mà không kịp thời thông báo, lấy ý kiến của người nhà bệnh nhân.

Theo Thiên Chương- VNE

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.