Đề nghị khởi tố vụ bệnh viện tắc trách khiến nữ sinh bị cưa chân

Đề nghị khởi tố vụ bệnh viện tắc trách khiến nữ sinh bị cưa chân
(PLO) - Đại diện gia đình em Lê Thị Hà Vi – bệnh nhân bị cưa chân khi bó bột tại bệnh viện - đã gửi đơn tố cáo 5 cán bộ y tế về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đề nghị công an khởi tố những người sai phạm.

Lá đơn tố cáo được gia đình bệnh nhân Lê Thị Hà Vi gửi đến bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế; ông Doãn Hữu Long – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk; ông Trần Kỳ Rơi – Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk; ông Nguyễn Đình Sơn – Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Lắk; ông Nguyễn Văn Sỹ - Trưởng Công an huyện Cư Kuin và các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh. 

Những người bị gia đình bệnh nhân Lê Thị Hà Vi tố cáo là  ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin; Bác sĩ Trịnh Đức Lam – Phó giám đốc kiêm trưởng Khoa ngoại; Bác sĩ Y Tâm và hai điều dưỡng viên là Lê Thị Long và Vũ Thị Kim Len.

Theo đại diện gia đình em Vi, các cá nhân trên đã có hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm các quy định về khám chữa bệnh”, “Thiếu trách nhiệm trong công tác khám, điều trị gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân”. Hậu quả của những hành vi hành đã khiến  bệnh nhân Lê Thị Hà Vi phải cắt bỏ một chân do bị hoại tử.

Đơn tố cáo của đại diện gia đình bệnh nhân Lê Thị Hà Vi
Đơn tố cáo của đại diện gia đình bệnh nhân Lê Thị Hà Vi

Trước đó, tại buổi họp báo do lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức ông Doãn Hữu Long, đại diện lãnh đạo Sở Y tế và Bệnh viện huyện Cư Kuin đã nhận định: “Từ sự việc cháu Vi bị gãy chân dẫn đến phải cưa chân, tôi khẳng định có sai sót, có sự lơ là và có yếu kém trong chuyên môn.”.

Về quan điểm xử lý cán bộ vi phạm, ông Long cũng cam kết: Sở sẽ chỉ đạo nghiêm khắc xử lí đúng người, đúng tội. Đồng thời sẽ công khai kết quả xử lý với truyền thông và các cơ quan chức năng .

Được biết, khi sự việc xảy ra, Sở Y tế cũng đã đình chỉ công tác bốn lãnh đạo, bác sĩ, điều dưỡng trong ê kip y bác sỹ đã điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Lê Thị Hà Vi./.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…