Mỹ cứng rắn hơn với Nga trong vấn đề hạt nhân

Thứ trưởng phụ trách an ninh hạt nhân của Mỹ Steve Erhart trả lời họp báo ngày 2/2.
Thứ trưởng phụ trách an ninh hạt nhân của Mỹ Steve Erhart trả lời họp báo ngày 2/2.
(PLO) - Chính quyền Tổng thống Trump ngày 2/2 thông báo sẽ tiếp nối phần lớn chính sách về vũ khí hạt nhân của Tổng thống tiền nhiệm Obama nhưng sẽ có quan điểm cứng rắn hơn đối với Nga.

Theo AP, thông tin trên được đưa ra trong báo cáo dày 74 trang, tóm tắt những kết luận từ một cuộc xét duyệt một cách tổng thể chính sách hạt nhân của Mỹ.

Theo báo cáo, Chính phủ Mỹ xem các chính sách và hành động của Nga tiềm ẩn tính toán sai lầm có thể dẫn tới leo thang xung đột không kiểm soát được ở châu Âu.

Báo cáo nhấn mạnh tới học thuyết “leo thang để giảm leo thang” của Nga, trong đó Moscow có thể sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân có hiệu suất nhỏ trong một cuộc xung đột ở châu Âu để buộc Mỹ và NATO lùi bước.

Trong bối cảnh như vậy, chính phủ Mỹ đề xuất một giải pháp 2 bước. Trong đó, bước đầu tiên là cải tiến một lượng nhỏ các tên lửa đạn đạo tầm xa hiện có trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trident để các tên lửa này có thể mang các đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn.

Còn bước thứ 2, trong dài hạn, chính quyền Mỹ đề xuất phát triển một tên lửa hành trình mang vũ khí hạt nhân phóng từ biển – một vũ khí từng tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhưng đã được chính quyền của ông Obama dừng sử dụng vào năm 2011.

Trong báo cáo, Mỹ cảnh cáo Nga “cần hiểu rõ rằng họ sẽ phải chịu cái giá tàn khốc khó chấp nhận nếu đe dọa tiến hành dù chỉ là một vụ tấn công hạt nhân hạn chế ở châu Âu.

Báo cáo kết quả xét duyệt sâu rộng chính sách hạt nhân Mỹ không kêu gọi tăng cường lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược của nước này, trái với tuyên bố được Tổng thống Donald Trump đưa ra trước khi nhậm chức rằng Mỹ phải đẩy mạnh và mở rộng khả năng hạt nhân.

Trong bài diễn văn Thông điệp Liên bang mới đây, ông Trump cũng không nhắc tới việc mở rộng khả năng hạt nhân dù nhấn mạnh rằng kho vũ khí Mỹ phải cản bước các hành động gây hấn.

Về Triều Tiên, báo cáo gọi Triều Tiên là mối đe dọa rõ ràng và nghiêm trọng đối với Mỹ và đồng minh, nêu rõ bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào từ Triều Tiên chống lại Mỹ và các đồng minh của Mỹ sẽ dẫn tới sự lụi tàn của chế độ Bình Nhưỡng.

“Không có viễn cảnh chế độ của Kim Jong-un có thể dùng vũ khí hạt nhân mà vẫn tồn tại”, báo cáo nói.

Từ các nhận định được đưa ra, Chính quyền của ông Trump kết luận rằng nên tiếp nối chính sách của người tiền nhiệm, với việc hiện đại hóa kho hạt nhân với các máy bay ném bom, các tàu ngầm và phi đạn mới.

Báo cáo cũng tán đồng việc tuân thủ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí hiện hành, kể cả tân Hiệp ước START.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.