Có thể thống nhất hai miền Triều Tiên?

Dù đã có rất nhiều, nhưng những nỗ lực thống nhất Nam – Bắc Triều Tiên thường không tiến xa
Dù đã có rất nhiều, nhưng những nỗ lực thống nhất Nam – Bắc Triều Tiên thường không tiến xa
(PLO) - Ngày 24/2, Reuters dẫn thông báo của truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng đã gửi một thông báo hiếm hoi tới “tất cả công dân Triều Tiên ở trong nước cũng như nước ngoài”, kêu gọi tiến hành “bước đột phá” để thống nhất liên Triều mà không có sự can thiệp của bên ngoài, tuyên bố sẽ “đập tan” tất cả thách thức gây cản trở tiến trình tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ngày 25/1, trang mạng “The Conversation” đăng bài phân tích về khả năng hòa hợp, thống nhất hai miền Triều Tiên.

Vận động viên của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên sẽ cùng diễu hành dưới một lá cờ tại lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông Pyeongchang 2018. “Lá cờ Triều Tiên thống nhất” là điểm nhấn có tính biểu tượng cao về hàn gắn hai miền, nhưng cũng là lời nhắc nhở về một Triều Tiên chia cắt từ năm 1945.

Nỗ lực hàn gắn

Thống nhất là điểm chính trong hòa hợp và đối thoại giữa hai miền. Nhưng thật không may, lịch sử chỉ ra rằng những nỗ lực thống nhất bán đảo thành một quốc gia thống nhất thường không tiến xa. 

Đa phần người Hàn Quốc đều không lạc quan. Theo cuộc khảo sát quan điểm thống nhất do Viện Hòa bình và Nghiên cứu thống nhất thuộc Đại học Seoul tiến hành năm 2017, 24,7% không cho rằng có thể tái hợp hai miền. Chỉ có 2,3% tin rằng có thể thống nhất “trong vòng 5 năm”, 13,6% nói rằng có thể thống nhất “trong vòng 10 năm”. Có đến 53,8% nhìn nhận thống nhất là cần thiết. Đồng thuận về hình thái một quốc gia thống nhất cũng là điểm gây tranh cãi. Gần một nửa số người thuộc diện điều tra muốn giữ thể chế chính trị dân chủ Hàn Quốc, 37,7% thích một hình thái lai, kết hợp giữa hệ thống của miền Nam và miền Bắc. 13,% số người được hỏi nhìn nhận nên duy trì hai hệ thống hiện hành trong phạm vi một quốc gia. 

Lần đầu tiên hai miền Nam, Bắc đối thoại tái hợp kể từ sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là vào năm 1971. Hai bên đồng thuận về những nguyên tắc cơ bản của thống nhất. Theo tuyên bố chung Nam-Bắc ngày 4/7/1971, thống nhất sẽ được thực hiện thông qua các nỗ lực độc lập của hai miền, bằng biện pháp hòa bình và thúc đẩy thống nhất quốc gia vượt trên khác biệt về hệ tư tưởng và hệ thống chính trị. Đồng thuận này nhanh chóng sụp đổ do các nhà lãnh đạo thiếu mong muốn thực chất để theo đuổi tiến trình. CHDCND Triều Tiên xem đối thoại liên Triều là cách để chia cách Hàn Quốc khỏi Mỹ và Nhật Bản. Tổng thống Hàn Quốc khi ấy là Park Chung-Hee đã xem bước đi này là công cụ hữu hiệu để củng cố quyền lãnh đạo độc tài. 

Đến cuối thập niên 1980, cục diện thay đổi nhanh khi Chiến tranh Lạnh bùng nổ, hòa hợp liên Triều một lần nữa lại nổi lên thành khả năng. Kì Olympic Seoul 1988 thúc đẩy Hàn Quốc theo đuổi cải thiện quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, với mong muốn có được sự hiện diện của những nước này tại sự kiện Olympic. Hàn Quốc đã thu hút được số lượng kỉ lục các nước thuộc hai khối trong hình thái Chiến tranh Lạnh, nổi bật là Nga và Trung Quốc. Trợ lực từ Hàn Quốc vốn đang có vị thế cao trên trường quốc tế và nền ngoại giao chủ động hướng đến bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, Bình Nhưỡng đã đồng ý đối thoại với Seoul. Đến năm 1991, hai miền Nam-Bắc lại đưa ra ý tưởng về hòa hợp, ký kết thỏa thuận cơ bản. Theo đó, người Triều Tiên xác định mối quan hệ không phải là hai quốc gia tách biệt, mà là một, thông qua “chuyển tiếp đặc biệt” để cuối cùng đi tới thống nhất. Năm 1992, hai bên ra Tuyên bố chung về Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Vậy nhưng đến cuối năm, quan hệ liên Triều xấu đi nghiêm trọng. CHDCND Triều Tiên từ chối chấp thuận để Cơ quan năng lượng Nguyên tử quốc tế đến thanh sát, phản đối Mỹ - Hàn nối lại tập trận quân sự. 

Gian nan…

Một bước ngoặt khác diễn ra vào năm 2000. Hai miền tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên, đưa đến những can dự quy mô và thường xuyên nhất từ trước đến nay. Chính sách “Ánh dương” của Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung và người kế nhiệm Roh Moo-Hyun nhằm mục tiêu tạo ra một sự thay đổi tiệm tiến tại Triều Tiên, hướng tới thống nhất qua hợp tác liên Triều về nhân đạo, kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội. Nhưng trước việc Bình Nhưỡng tiếp tục có hành động khiêu khích và theo đuổi chương trình hạt nhân, chính sách can dự có định hướng này bộc lộ nhữnh hạn chế lớn. Theo thời gian, chẳng còn nhiều người chú ý đến chính sách này. 

Các chính quyền bảo thủ lên nắm quyền sau đó giữ mục tiêu thống nhất, nhưng gắn chặt điều kiện hòa hợp liên Triều với cách hành xử của Bình Nhưỡng. Các vụ thử hạt nhân, tên lửa cùng với hành vi khiêu khích như tấn công bằng thủy lôi nhằm vào một tàu chiến Hàn Quốc, bắn pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc đã cản trở tiến trình được tạo dựng từ Hội nghị thượng đỉnh 2000. 

Sau ba lần thất bại, liệu thống nhất có là kịch bản khả thi trong năm 2018 hay không? Những cuộc đàm phán trong quá khứ cho thấy, không thể có tiến triển hòa giải khi tiến trình loại bỏ năng lực hạt nhân của Triều Tiên chưa có kết quả thực tế. Cùng lúc, Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-In tỏ ra cởi mở hơn trong việc từ bỏ cách tiếp cận mang thiên hướng bảo thủ hơn và sẵn sàng theo đuổi can dự mà không cần đến những bảo đảm về loại trừ hạt nhân. Đây có thể sẽ là nhân tố quyết định. Không còn nghi ngờ gì, Moon Jae-in đang chủ động hơn trong việc tạo ra các cơ hội cho hòa hợp liên Triều. 

Tuy nhiên, Tổng thống Moon đối mặt với những thực tại gian nan không khác những người tiền nhiệm bởi chính quyền Hàn Quốc sẽ phải hợp tác chặt chẽ với các nước khác đang áp đặt cấm vận chống Bình Nhưỡng. Nếu Seoul định ra được một thỏa thuận thúc đẩy trao đổi liên Triều và các dự án liên hợp, còn Bình Nhưỡng tiếp tục can dự theo hướng khiêu khích, những người Hàn Quốc hoài nghi nhiều khả năng sẽ không ủng hộ chính sách can dự của chính phủ…

Đọc thêm

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.