Phúc thẩm “đại án” VIFON: Hai Bộ đùn đẩy tư cách nguyên đơn dân sự

Các bị cáo trong phiên tòa
Các bị cáo trong phiên tòa
(PLO) - Hôm qua, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM đã xử phúc thẩm đại án xảy ra tại Công ty VIFON do các bị cáo kháng cáo kêu oan và xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt 74 năm tù cho 5 bị cáo, trong đó chủ mưu Nguyễn Thanh Huyền lãnh 30 năm về hai tội Tham ô và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trên 13 tỷ đồng; bị cáo Nguyễn Bi 22 năm tù về hai tội “Cố ý làm trái” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trên 8 tỷ đồng…
Phiên tòa sáng qua 12/5, cả hai bị cáo “cộm cán” Nguyễn Thanh Huyền và Nguyễn Bi đều tiếp tục kêu oan và đổ tội lẫn cho nhau. Cụ thể, bị cáo Huyền cho rằng mình không tham ô, không chiếm đoạt tài sản, mà tất cả chỉ làm theo lệnh của Tổng Giám đốc Nguyễn Bi, khi lấy tiền Huyền cũng đem đưa hết cho Bi. 
Trong khi bị cáo Nguyễn Bi cũng một mực kêu oan và phủ nhận không chỉ đạo và cũng không nhận tiền từ Huyền… Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, các LS bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo đã tranh luận nảy lửa về vấn đề xác định nguyên đơn dân sự và việc áp dụng luật doanh nghiệp Nhà nước khi VIFON đã cổ phần hóa là không đúng. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm qua, nguyên đơn dân sự là Bộ Công thương đã vắng mặt. 
Hai Bộ đều không nhận là nguyên đơn dân sự
Theo tòa sơ thẩm xác định có 3 nguyên đơn dân sự gồm: Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Cty VIFON. Tuy nhiên, trước đó đại diện Bộ Công thương đã kiên quyết từ chối tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ án, mà “chỉ tham gia nhằm rút kinh nghiệm trong quá tình điều hành, quản lý doanh nghiệp”. Thậm chí trong phần thẩm vấn, đại diện Bộ Công thương cũng từ chối trả lời những vấn đề liên quan đến vụ án, đã bỏ ra về và không có mặt tại phiên tòa trong những ngày còn lại. Đặc biệt đại diện Bộ Tài chính được triệu tập nhưng vắng mặt không có lý do chính đáng.
Trước đó, trong biên bản làm việc ngày 24/1/2011 của VKSNDTC với đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính, đại diện cục này cho biết: “Căn cứ quá trình cổ phần hóa của công ty VIFON thì Bộ Công thương là cơ quan quản lý Nhà nước khi công ty còn là doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và là cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức cổ phần hóa hóa công ty VIFON, đồng thời cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty VIFON nên Bộ Công thương là cơ quan bảo vệ quyền lợi Nhà nước”.
Bị cáo Nguyễn Bi cho rằng mình không chỉ đạo và không nhận tiền từ bị cáo Huyền.
 Bị cáo Nguyễn Bi cho rằng mình không chỉ đạo và không nhận tiền từ bị cáo Huyền.
Sau đó, VKSNDTC còn có văn bản gửi lãnh đạo Bộ Công thương đề nghị có văn bản gửi TAND TP.HCM cho ý kiến theo hai nội dung: là việc cử đại diện tham gia phiên tòa với tư cách nguyên đơn dân sự nhằm bảo vệ quyền và tài sản của Nhà nước; thứ 2 là về quan điểm của Bộ Công thương đối với việc xử lý số tiền  14,59 tỷ đồng, đồng thời có yêu cầu tòa án buộc các bị cáo phải bồi thường cho Nhà nước. Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Công thương thì Bộ Tài chính mới có thẩm quyền là đại diện Nhà nước tham dự phiên tòa với tư cách nguyên đơn dân sự để bảo vệ quyền và tài sản của Nhà nước.
Ngược lại, Bộ Tài chính cho rằng: Bộ Công thương mới là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cử người tham gia phiên tòa với tư cách nguyên đơn dân sự trong vụ án. Căn cứ pháp lý Bộ Tài chính dựa vào chính là các quy định của Điều 27 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995 và Điều 63 Luật DNNN năm 2003, cũng như điểm b, khoản 2 Điều 30 Nghị định số 64 ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành Cty cổ phần.
Bộ Tài chính khẳng định: Bộ Công thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trước khi Cty cổ phần hóa, là đại diện phần vốn nhà nước tại Cty cổ phần cho đến khi Cty không còn vốn nhà nước. Để xảy ra việc vi phạm trong giai đoạn Cty VIFON thực hiện cổ phần hóa (từ 2003 đến 2006) nên Bộ Công thương là cơ quan phải cử đại diện tham gia phiên tòa với tư cách nguyên đơn dân sự khi vụ án được đưa ra xét xử để bảo vệ quyền lợi cho nhà nước trong vụ án này là đúng pháp luật…
Viện và tòa… tự quyết
Trước đó, TAND TP.HCM buộc phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, yêu cầu chứng minh và thu thập đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, VKSNDTC đã không chứng minh được nên chấp nhận thực tế, chuyển giao các văn bản của các Bộ Công thương và Bộ Tài chính nói trên và giữ nguyên quan điểm truy tố nêu trong cáo trạng để chuyển sang TAND TP.HCM xét xử. Kết quả là TAND TP.HCM đã chấp nhận quan điểm như VKSNDTC truy tố.
Về vấn xác định nguyên đơn dân sự, Luật sư Phan Trung Hoài- Đoàn LS TP.HCM cho rằng: Việc xác định tư cách nguyên đơn dân sự của Bộ Công thương và quyết định buộc bà Huyền phải bồi thường số tiền 9,8 tỷ đồng cho Bộ này là không có căn cứ về mặt pháp lý.
Bị cáo Huyền kêu oan cho rằng chỉ làm theo chỉ đạo của Nguyễn Bi.
 Bị cáo Huyền kêu oan cho rằng chỉ làm theo chỉ đạo của Nguyễn Bi.
“Việc xác định định tư cách nguyên đơn dân sự phải căn cứ vào quy định của BLTTHS, chứ không tùy thuộc vào việc ấn định chủ quan từ bất cứ cơ quan hoặc cá nhân nào. Theo quy định tại khoản 1, Điều 52 BLTTHS năm 2003: “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”. 
Trong hồ sơ, thực tế điều tra vụ án và phiên tòa sơ thẩm, Bộ Công thương chưa bao giờ xác định mình là cơ quan bị thiệt hại tài sản do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra và chưa bao giờ có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, Bộ Công thương hiện nay còn tham gia vào quá trình quyết toán phê duyệt khoản tiền 7,9 tỷ đồng trích thưởng vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của công ty VIFON.”- LS Hoài khẳng định.
Theo LS Hoài, việc Bộ Công thương và Bộ Tài chính từ chối tư cách nguyên đơn dân sự không chỉ đơn giản dựa vào các căn cứ pháp luật, mà mỗi Bộ đã viện dẫn rất khác nhau, mà bản chất là các cơ quan nói trên không ai thừa nhận tài sản nhà nước bị chiếm đoạt và chưa bao giờ có văn bản yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại gửi đến các cơ quan tiến hành tố tung theo quy định bắt buộc.
Dù các bị cáo kêu oan, các Bộ không thừa nhận bị thiệt hại tài sản nhưng thiệt hại vài chục tỷ xảy ra trong vụ án này theo cáo buộc của VKSNDTC là có thật, chính điều này dự báo phiên tòa phúc thẩm sẽ cực kỳ gay cấn và nóng bỏng. Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra hết tuần này./.

Đọc thêm

Bắt cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 11 thuộc cấp

Bắt cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 11 thuộc cấp

(PLVN) - Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư  ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

Nam thanh niên bị khởi tố vì 'làm nhục' một phụ nữ

Đối tượng Huỳnh Tuấn Đạt tại Cơ quan Công an.
(PLVN) - Mua điện thoại cũ, thấy có nhiều hình ảnh nhạy cảm của một người nữ lưu trữ trên Google Drive, Đạt chuyển về máy, làm mờ ảnh và đăng lên trang facebook cá nhân. Đối tượng bị khởi tố về tội làm nhục người khác.

Nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen cướp tài sản

Nhóm đối tượng: Văn Đ., Ngọc Đ., Vương, Giàu (thứ tự từ trái qua).
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Đ. (SN 2009); Nguyễn Ngọc Đ. (SN 2008); Nguyễn Quốc Vương (SN 2000) và Nguyễn Văn Giàu (SN 1990, cùng trú phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc) về tội “Cướp tài sản”.

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND tỉnh Gia Lai đưa 2 vợ chồng Hà Thị Thê (SN 1990), Nguyễn Đức Hiệp (SN 1987, cùng ở thôn 2, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) ra xét xử sơ thẩm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời tuyên phạt Thê 16 năm, Hiệp 12 năm tù.

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng không qua kết tội phù hợp với pháp luật Việt Nam. (Ảnh minh họa: TP)
(PLVN) - Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và khả năng điều chỉnh nhằm nâng cao mức độ tuân thủ UNCAC của Việt Nam, do Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ tổ chức chiều 25/4.

Giả danh cán bộ thuế để lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Công an TP Huế cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới của những kẻ mạo danh ngành thuế.
(PLVN) - Ngày 25/4, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông tin cảnh báo đến người dân, các chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cảnh giác trước hành vi các đối tượng giả danh cơ quan Thuế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam bị can Đào Văn Ngọc.
(PLVN) - Ngày 25/4, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh An Giang tống đạt Quyết định khởi tố, Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bị can Đào Văn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên, tỉnh An Giang về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Có 3 tiền án nhưng vẫn không quên nghề 'đạo chích'

Đối tượng Lại Trung Thành cùng tang vật thu giữ trong vụ án.
(PLVN) - Tại cơ quan điều tra, Lại Trung Thành bước đầu thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Bản thân Thành từng có 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản, tổng thời gian chấp hành án phạt tù là 8 năm 6 tháng.