Lời nguyền từ những ngôi làng không lấy nhau

Làng xã Việt Nam cổ truyền đầy rẫy những ẩn số văn hóa chưa thể lý giải. Đến nay, trải qua thời gian, nhiều ngôi làng của đồng bằng Bắc Bộ vẫn “nửa kín, nửa hở” - nói theo cách của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa.

 Kỳ I : Quá khứ đè nặng

 
Làng xã Việt Nam cổ truyền đầy rẫy những ẩn số văn hóa chưa thể lý giải. Đến nay, trải qua thời gian, nhiều ngôi làng của đồng bằng Bắc Bộ vẫn “nửa kín, nửa hở” - nói theo cách của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa.  Cũng bởi vì “Làng Việt Nam là cái chìa khoá để giải mã bí mật Việt Nam, thần kỳ Việt Nam”. Pháp luật Việt Nam Chủ nhật sẽ cùng bạn đọc tiếp cận với một vài ẩn số đó…

Ảnh minh họa
Mái đình, biểu tượng của làng cổ Việt Nam

Huyền tích bé trai làng Đồng Kỵ


Chúng tôi vừa có chuyến du ngoạn về xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và chứng kiển cuộc sống trù phú của người dân nơi đây. Khang trang nhất, tấp nập nhất có lẽ vẫn là người dân làng Đồng Kỵ, nơi đây nổi tiếng khắp cả nước với các sản phẩm gỗ truyền thống như sập gụ, tủ chè, bàn ghế...

Xã Đồng Quang còn có thôn Trang Liệt được coi là một trong những ngôi làng mang tính chất điển hình của đồng bằng Bắc Bộ khi được chọn làm làng mẫu trưng bày trong Triển lãm về làng quê - Đời sống nông thôn ở đồng bằng sông Hồng tổ chức tại Hà Lan năm 1996 - 1997.

Dân làng Đồng Kỵ và Trang Liệt là những người có kinh tế, văn hóa cao ở vùng nông thôn miền Bắc có một điều lạ lung là trai gái hai làng không “dám” lấy nhau.

Chuyện kể rằng, xưa kia thôn Đồng Kỵ và thôn Trang Liệt đất đai màu mỡ, người dân quanh năm cần cù lao động. Có một đôi thanh niên nam nữ giữa hai làng yêu nhau thắm thiết, họ nên vợ nên chồng và có một người con trai.

Nảy sinh bất hòa, hai vợ chồng ly thân nhưng vẫn phân công nhau chăm sóc đứa con còn nhỏ, người chồng nuôi ngày, vợ nuôi đêm. Đến một thời điểm trong ngày, người chồng đem con đến Cầu Đôi để trên võng để người vợ đến nhận về. Mọi chuyện cứ như thế qua ngày.

Đến một đêm trời mưa to gió lớn, người vợ đã không nhớ đến việc đi đón con mình và hậu quả là bé trai bị chết! Sau cái chết tội nghiệp của sinh linh bé bỏng này, tại hai thôn đã xuất hiện lời nguyền độc rằng trai, gái hai làng không bao giờ được lấy nhau. Nếu ai dám bước qua lời nguyền sẽ phải gánh chịu sự bất hạnh giống như vậy!


Di tích Cầu Đôi trên đường vào làng Đồng Kỵ - bây giờ là một rặng duối -  được cụ Mười Khang (91 tuổi, thôn Đồng Kỵ) chỉ cho chúng tôi như minh chứng của “lời nguyền” đã kéo dài hàng trăm năm tại vùng đất này.

Cụ kể rằng, chẳng nhớ có từ bao giờ, khi mình lớn lên, đã được các cụ kể lại như vậy rồi. Lễ tế Đức Thánh Chúa tại đền làng Đồng Kỵ, khắp chiếu từ ngoài vào trong đền, các cụ cao tuổi, già trẻ đều thuật lại cho chúng tôi rằng, người làng rất tin vào lời nguyền đó.

minh họa
Cụ bà Dương Thị Thọ, "nhân vật chính" của câu chuyện ở làng Đồng Kỵ

Từ cán bộ đến dân thường, người già hay trẻ nhỏ ai ai cũng đều biết. Thanh niên thì quả quyết: “Có cho tiền bọn em cũng không dám lấy, bố mẹ phản đối đã đành, nhưng quả thực là không dám “vượt qua””.

Hòn đất chia phôi


Thư Trai là tên gọi mà vua Tự Đức ban cho làng Kẻ Giai (xã Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) khi biết đây là đất học. Nói là đất học vì làng có hai người đỗ đạt cao dưới chế độ thi cử phong kiến.

Thời Lê có cụ Nguyễn Đình Dương đỗ Hoàng Giáp lúc mới 26 tuổi, đến thời Nguyễn có cụ Khuất Duy Hài đỗ Phó Bảng khi 42 tuổi. Bên cạnh làng Thư Trai là làng Kỳ Úc, một làng có nhiều người giỏi đánh cờ, ham mê đọc sách. Dân hai làng đã kết thành thân quen gần gũi nhau cho tới khi lời nguyền xuất hiện...


Cụ Khuất Duy Thục - năm nay 92 tuổi, người làng Thư Trai)  kể lại rằng: “Xưa kia, hai làng Kẻ Giai và Kẻ Ao tổng Lạc Trị, trấn Sơn Tây có một đôi trai gái lấy nhau. Vì không sinh được con mà hai vợ chồng lục đục, người nhà chồng đối xử không tốt với người con dâu, lại thêm hàng xóm dị nghị khiến quan hệ vợ chồng ngày càng căng thẳng.

Một hôm, ấm ức vì bị chồng phụ bạc, đuổi đánh về bên quê ngoại, người vợ đã cầm một hòn đất ném mạnh xuống vệ cỏ bên đường - là giáp ranh giữa hai làng Kẻ Giai và Kẻ Ao - và thề rằng, thanh niên làng Thư Trai sẽ không bao giờ lấy thanh niên làng Kỳ Úc nữa”.

Và trải qua một thời gian dài, hai làng không hề có tiếng cười chia vui hay pháo hồng, thiệp đỏ. Hòn đất ném xuống bên đường trở thành một mô đất lớn như minh chứng cho lời nói khiến sức nặng càng nặng hơn...

Và cánh đồng làng Dục Tú


Trong buổi chiều tà, đưa mắt nhìn về cánh đồng phía sông Hoàng Giang, cụ Nguyễn Huy Do (92 tuổi) và cụ Chu Văn Chuyên (89 tuổi) - đều là những người cao tuổi nhất nhì làng Dục Tú, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội - kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về người con gái của làng và lời nguyền năm xưa...


... “Sau khi dẹp tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền một lần đi qua bến Hoàng Giang, ngắm địa thế Loa Thành thì bỗng gặp một người con gái thôn Dục Tú đi cắt cỏ gần đấy. Nghe tiếng hát thanh bình và trong sáng, vua cảm mến và lấy người con gái đó về làm vợ.

Vì có nhiều công lao mà khi về già, bà được vua ban thưởng và tự chọn phần thưởng cho mình. Bà chọn quả bầu thả trôi theo sông Hoàng Giang, quả bầu trôi đến đâu, bà xin vua cắt đất đó cho mình. Quả bầu thả từ cửa đền Cổ Loa trôi đến Cầu Mừng thì gặp dòng xoáy quay lại. Vua bèn chuẩn y cho cấp đất cho bà. Được đất, bà đưa người dân làng Dục Tú xuống làm ăn định cư, dân chúng dần ổn định.


Qua thời gian, người dân làng Dục Tú vẫn canh tác trên mảnh đất xưa, song bên cạnh đó dân làng Cổ Loa cho rằng đó là đất của mình, việc đem ra chính quyền thực dân phân xử, người Pháp quyết định cho dân làng Cổ Loa thắng kiện. Uất ức và không chấp nhận bản án đó, người dân làng Dục Tú thề độc rằng: “Trai gái làng Dục Tú không bao giờ lấy thanh niên làng Cổ Loa”. Lời thề ấy còn được ghi tại tấm bia tại giếng Đường Bò. Nay đã mất mà chưa thể tìm thấy...”.


Lời sấm


Người dân ba cụm làng đều tin rằng, lời sấm truyền ngày xưa cấm có sai bao giờ, và trải qua nhiều mối lương duyên, trai gái độ tuổi dựng vợ, gả chồng vẫn âm thầm tìm cách tránh làng bên vì sợ bước qua lời nguyền và gặp những điều xui xẻo. Sức nặng của quá khứ vì thế vẫn âm ỉ, khó vượt qua và vẫn tồn tại dai dẳng trong cộng đồng các làng xã Việt Nam và truyền tai từ đời này sang đời khác...

Còn nữa...


(Đón đọc kỳ 2 Phóng sự này trên Pháp luật Việt Nam Chủ nhật số 108, phát hành trên toàn quốc ngày 16 tháng 4 năm 2009)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.