Trang đời lận đận của nữ nhà văn xứ Nghệ

(PLO) - Chỉ được học hết lớp bốn và có một cuộc đời giông bão nhưng với niềm đam mê viết lách bà Nguyễn Thị Sáng đã vượt lên hoàn cảnh, trở thành người viết tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc và người dân xứ Nghệ cảm phục.
Bà Sáng bên những cuốn sách được xuất bản
Bà Sáng bên những cuốn sách được xuất bản 
Trang đời lận đận
Nhà văn Nguyễn Thị Sáng sống trong căn phòng nhỏ ở đường Ngư Hải (thành phố Vinh, Nghệ An) - căn phòng chất chứa biết bao kỷ niệm, ký ức và là nơi bà đã chắt ra từ cuộc đời đầy nước mắt, để viết ra những trang sách cảm động. Ngồi tâm sự với tôi, nỗi xúc động vẫn sôi lên từ đáy sâu tâm hồn bà. Bà Sáng vốn quê ở Thanh Chương, mảnh đất học nhất nhì xứ Nghệ, gia cảnh khó khăn, bà phải nghỉ học từ năm học lớp bốn để giúp mẹ làm việc nuôi các em.
Năm 17 tuổi, bà gia nhập đoàn dân công hỏa tuyến, làm nhiệm vụ tại đường 9 - Nam Lào. Trong những năm tháng hoạt động tại chiến trường, bà gặp lại ông Lâm, là người đã cứu bà thoát chết trong một trận bom hồi ở quê nhà. Tình yêu của họ bắt đầu từ đó. 
Một đám cưới nhỏ được tổ chức giữa quê nghèo. Sau thời gian tham gia đội công trình thủy lợi, bà Sáng được cấp trên cử đi học lớp sơ cấp thương nghiệp rồi về bán hàng tại cửa hàng của Cty Vật liệu xây dựng - Chất đốt Quang Trung (Vinh). Khi ấy, cạnh cơ quan bà Sáng từng làm việc có một mảnh đất bỏ không, bà đến cuốc đất trồng rau rồi dựng một ngôi nhà nhỏ ở đó để sống tạm. 
Cuộc sống cứ êm đềm trôi qua nhưng tới tháng 3/1975, bà nhận được tin dữ: ông Lâm hy sinh. Nỗi đau như vít lưng bà còng xuống. Mãi tám năm sau, biết không còn hy vọng vào một phép màu là chồng mình trở về, bà quyết định đi bước nữa với mong muốn có được chỗ dựa cho cuộc đời mình. Nhưng cuộc hôn nhân không có hạnh phúc.
Chồng bỏ đi, bà một mình nuôi hai đứa con thơ dại cùng người cha bạo bệnh. Khốn nỗi, khi cô con gái út tròn sáu tháng tuổi, công ty bà đang làm việc bị giải thể. Bà Sáng phút chốc trắng tay, không có việc làm. Đói khổ, con thơ nheo nhóc, cha nằm liệt giường, bà Sáng buộc phải cố gắng gấp đôi để làm chỗ dựa cho người thân. 
Bà làm một công việc vất vả là gánh nước thuê. Lúc ấy, bà phải gánh hai gánh nước mới đổi được một bó rau. “Dù vất vả, cực nhọc nhưng dù sáng sớm hay trời đêm khuya khoắt, hễ có người thuê gánh nước tôi đều nhận làm để mẹ con đủ tiền rau cháo qua ngày”, bà Sáng trải lòng.
Viết thơ, văn từ cuộc đời nghiệt ngã
Vốn có niềm đam mê viết lách lại ngẫm đến cuộc đời cũng “bảy nổi ba chìm” của mình, bà Sáng dự định viết hồi ký sau này cho con cháu đọc lại. Từ đó, mỗi ngày bà dành khoảng từ hai đến bốn tiếng buổi tối cho việc viết lách. Ngày làm lụng vất vả mưu sinh, đêm về bà lại viết hồi ký của chính mình. Không có bàn, bà phải viết trên ghế. 
Có đêm mải viết, cảm xúc cứ tuôn trào nên khi mặt trời lên bà mới ngưng tay để bắt đầu công việc của một ngày mới. Chỉ học xong lớp bốn, vốn từ vựng bị hạn chế nên nhiều khi viết, bà rất bí từ, có khi cả đêm bà không sao tìm được chữ phù hợp để dùng trong câu văn và phải “cầu cứu” con gái đầu mách nước hay chạy ra đường gặp bất cứ ai có thể giải đáp. 
Song bằng những nỗ lực của bản thân, và trong chính nỗi khó khăn, vất vả của cuộc sống, cuốn hồi ký “Cuộc đời của mẹ” dày tới 300 trang đã ra đời. Bà Sáng cho biết: “Để hoàn thành “đứa con tinh thần” này, tôi dùng hết gần chục lít dầu mazút. Để tiết kiệm, tôi chỉ vặn ngọn đèn dầu vừa đủ sáng có thể nhìn thấy con chữ mà viết”.
Sau khi đưa bản thảo thuê người đánh máy, các nhân viên của hiệu đánh máy chữ đã đọc trước và khen hay. Họ khuyên bà nên gửi cho nhà xuất bản để in sách. Được nhiều người động viên, bà “liều” gửi bản thảo cho Nhà xuất bản (NXB) Thanh niên. Một thời gian sau, một biên tập viên NXB Thanh niên báo tin bản thảo sẽ được in sách, đề nghị đổi tên cuốn hồi ký thành tiểu thuyết “Tình yêu thầm lặng”. Năm 1996, cuốn sách đã đến tay bạn đọc và trở thành cuốn sách bán chạy nhất, nhì tỉnh Nghệ An lúc bấy giờ. 
“Ngày đó tôi vừa bán vé số trên vỉa hè, vừa kê thêm chiếc bàn để bán sách của mình được in. Rồi người ta rỉ tai nhau, kéo tới mua ngày một đông và tôi bỗng dưng thành “người nổi tiếng”. Nhìn thấy sách mình được nhiều người quan tâm, tôi mừng đến phát khóc. Đó là động lực cho tôi tiếp tục sáng tác sau này”, bà Sáng xúc động hồi tưởng lại.
Và niềm vui tiếp tục đến với bà, năm 1997, cuốn tiểu thuyết được đạo diễn Trần Mạnh Cường ở Hãng phim truyện Đài Truyền hình Việt Nam chuyển thể thành hai tập phim “Thầm lặng”, được trả một khoản nhuận bút đáng kể, giúp bà có thêm tiền trang trải cuộc sống. 
Chưa chịu dừng lại, người đàn bà với khuôn mặt gầy khô bán ốc, bán vé số vỉa hè Nguyễn Thị Sáng lại tiếp tục sáng tác. Năm 2007, cuốn “Cuộc đời của mẹ” của bà được NXB Phụ nữ ấn hành. Đồng thời, bà còn là tác giả tiểu phẩm kịch, thơ pha hài “Lão nông tri điền” do các nghệ sỹ Đoàn dân ca Nghệ An dàn dựng nhân kỉ niệm ngày thành lập Bộ đội biên phòng Nghệ An 3/3/2009. 
Bà Sáng cho biết bà còn viết báo, là cộng tác viên của một số báo trung ương và địa phương. Thơ văn bà Sáng viết ra rất thực, rất đời thường như chính cuộc đời vốn nhiều tủi cực của bà vậy. Ngồi nhìn xa xăm, bà Sáng bày tỏ: “Tôi ít học nên chữ nghĩa không nhiều, không được như các nhà văn khác. Những câu văn, vần thơ tôi viết ra đều xuất phát từ cuộc sống thực tế, từ những trải nghiệm trong cuộc đời của bản thân mình. Phải chăng điều đó mà văn thơ tôi viết được nhiều người chú ý”.
Nhiều người nhận xét, tuy câu chữ của bà Sáng thô mộc, nhưng chất chứa cái tình, cái thực tế dân dã. Và quan trọng hơn là nó được chưng cất từ một phận đời, cuộc đời lầm lụi đầy hy vọng và vươn tới tương lai của bà. Phải chăng, chính điều đó đã khiến văn bà hồn hậu hơn, đời hơn?
Năm nay đã bà bước sang tuổi 63, với cuộc sống còn khó khăn, song bà vẫn tự tin yêu đời. Niềm hạnh phúc nhất của bà là hai cô con gái thành đạt, giờ đã yên bề gia thất và những trang văn, thơ của mình viết ra được mọi người đón nhận. “Tôi vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn, chưng cất cuộc sống sôi động với nhiều thân phận, để làm thành tác phẩm”, bà Sáng thổ lộ. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.