“Mê hồn trận tố tụng” vụ án kinh tế tại Bình Dương kéo dài đến bao giờ?

Ngày 31/7/2006, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam bà Trần Thị Lạc (Giám đốc Công ty Ninh Sơn và Công ty Tân Thành) ông  Hà Văn Thành (Kế toán trưởng 2 công ty này) về tội “Lưu hành giấy tờ giả”, đến ngày 28/12/2007 đổi tội danh thành “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cho đến nay, vụ án đã kéo dài 5 năm, các cơ quan tố tụng tại Bình Dương nhiều lần đưa vụ án ra xét xử, trả lại hồ sơ, năm lần, bảy lượt điều tra đi, điều tra lại, khi đưa ra xét xử thì hoãn lên hoãn xuống. 

Ngày 31/7/2006, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam bà Trần Thị Lạc (Giám đốc Công ty Ninh Sơn và Công ty Tân Thành) ông  Hà Văn Thành (Kế toán trưởng 2 công ty này) về tội “Lưu hành giấy tờ giả”, đến ngày 28/12/2007 đổi tội danh thành “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cho đến nay, vụ án đã kéo dài 5 năm, các cơ quan tố tụng tại Bình Dương nhiều lần đưa vụ án ra xét xử, trả lại hồ sơ, năm lần, bảy lượt điều tra đi, điều tra lại, khi đưa ra xét xử thì hoãn lên hoãn xuống.  
hình minh họa
hình minh họa
Vụ án “đắp chiếu”, cơ sở sản xuất cũng “đắp chiếu”
Mặc dù thông qua các phiên tòa, HĐXX đều không đưa ra được chứng cứ xác thực, cơ quan thuế được coi là bên “bị hại” khẳng định họ không bị Công ty Ninh Sơn, Công ty Tân Thành chiếm đoạt số tiền 1.837.047.000 đồng tiền hoàn thuế GTGT. Mặc dù vậy, các cơ quan tố tụng tại tỉnh Bình Dương vẫn chưa đình chỉ điều tra, xét xử vụ án, trả tự do cho các bị can, khiến cho 2 công ty đình đốn, ngưng hoạt động, hàng ngàn công nhân lao động mất việc làm, cơ sở sản xuất phải “đắp chiếu”, tốn tiền thuê người trông coi. 
Vụ án vẫn tiếp tục được duy trì, mỗi lần xử, rồi hoãn, hàng chục nhân chứng từ các tỉnh phía Bắc vượt hành trình hàng ngàn cây số, hao tài, tốn sức hội tụ đến tòa, vật vã, ăn chực, nằm chờ, cuối cùng để được nghe tòa tuyên... hoãn bằng những lý do lãng xẹt (Báo PLVN số 362 ngày 28/12/2011 đã có bài “Vật vã chờ ngày khai đình” nói về vấn đề này)
Quá bức xúc, các bị can của vụ án (đang tại ngoại) tiếp tục phản ánh đến Báo PLVN những nội dung như sau:
Việc xuất khẩu nhân điều thành phẩm và thu mua nguyên liệu hạt điều thô của Công ty Ninh Sơn là hoàn toàn có thật, và đã được VKSND tỉnh Bình Dương khẳng định như vậy tại phiên tòa tháng 5/2011, thể hiện tại hồ sơ xuất khẩu của Cục Hải quan Bình Dương và bộ hồ sơ cho vay vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam. Theo Luật Thuế GTGT, ngày 9/4/2005 Công ty Ninh Sơn lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT với số tiền là: 8.012.156.797 đồng. Căn cứ biên bản làm việc giữa Đoàn kiểm tra doanh nghiệp đã xác nhận Công ty Ninh Sơn mở số sách kế toán, hóa đơn đầu vào, đầu hồ sơ xuất khẩu, Tờ khai Hải quan, Hợp đồng kinh tế xuất khẩu, mở LC, Chứng từ thanh toán Ngân hàng đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp, tuân thủ đúng các quy định khác.
Sau khi hoàn thuế, Cục thuế Bình Dương lập phiếu xác minh Công ty Ninh Sơn gửi đến các cục thuế liên quan, mấy tháng sau mới biết được các Công ty Trung Đạo, Phượng Bích, Vũ Đông và Hiền Phước có dấu hiệu mua bán hóa đơn GTGT nhưng đã bỏ trốn, lúc này Cục Thuế Bình Dương mới có công văn đề nghị cơ quan điều tra phối hợp xác minh làm rõ hóa đơn đầu vào của Công ty Ninh Sơn trong kỳ hoàn thuế. Ngày 31/7/2006, Công ty Ninh Sơn nộp báo cáo tài chính năm 2005 cho cơ quan thuế thì ngày 4/4/2006, UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên nghành tiến hành thanh tra thuế đối với Công ty Ninh Sơn.
Nhưng ngày 31/7/2006, đoàn thanh tra vẫn chưa có báo cáo kết quả thanh tra, vậy mà Cơ quan CSĐT Công an Bình Dương vẫn ra quyết định khởi tố vụ án và VKSND Bình Dương ra quyết định bắt giam bà Trần Thị Lạc (Giám đốc) và ông Hà Văn Thành (Kế toán trưởng) về hanh vi “Mua hóa đơn GTGT, lập chứng từ giả đưa vào hoàn thuế để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước” và tội “Lưu hành giấy tờ có giá trị giả”!?
Vòng luẩn quẩn tố tụng
Qua 17 tháng bà Lạc, ông Thành bị giam giữ nhưng Công an Bình Dương vẫn không tìm ra thủ phạm đích thực mua bán hóa đơn GTGT với ai, số lượng bao nhiêu, vì thế đã thay đổi quyết định khởi tố hình sự tội “Lưu hành giấy tờ có giá trị giả” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang còn một tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với 3 bị can Trần Thị Lạc, Hoàng Trọng Thành (chồng bà Lạc) và Hà Văn Thành. Sau đó hồ sơ được chuyển sang VKSND Bình Dương ra Cáo trạng và đến ngày 16/01/2009, TAND tỉnh Bình Dương đưa vụ án ra xét xử và tuyên 3 bị cáo Trần Thị Lạc, Hoàng Trọng Thành và Hà Văn Thành cùng chịu mức án 12 năm tù giam. Sau phiên tòa, cả 3 người cùng kêu oan, kháng cáo.
Tại phiên xử phúc thẩm ngày 09/7/2009 , HĐXX TAND TC tại TP.Hồ Chí Minh đã tuyên “Hủy một phần bản án sơ thẩm và trả hồ sơ cho TAND Bình Dương điều tra xét xử lại” với lý do: Thứ nhất, “nhân chứng đại diện Cục thuế Bình Dương khẳng định chưa có kết luận thanh tra thuế năm 2005”; thứ hai, “Bản án sơ thẩm không thể hiện được ai là người mua hóa đơn, mua với giá bao nhiêu và hưởng lợi bao nhiêu từ việc mua bán hóa đơn, và việc này chỉ có nhân vật tên là Hiền là biết rõ nhưng cơ quan điều tra không bắt giam, khi nhân vật Hiền bỏ trốn thì cơ quan điều tra cũng không phát lệnh truy nã mà để Hiền nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”; thứ ba, “các bị cáo chứng minh được hàng hóa của 4 công ty trên bán cho Công ty Ninh Sơn và Công ty Tân Thành (cùng của gia đình bà Lạc) là có thật, ngược lại bản án sơ thẩm của TAND Bình Dương thì không chứng minh được”.
Sau một thời gian điều tra lại, cơ quan điều tra không bổ sung được đúng và đủ những vấn đề Tòa phúc thẩm yêu cầu nên vẫn gửi bản kết luận điều tra gần như cũ qua VKSND tỉnh và ngày 9/7/2010, VKS lại ra Cáo trạng số 38 rồi chuyển hồ sơ cho TAND Bình Dương. Tiếp đến, ngày 1/6/2011 TAND Bình Dương đưa vụ án ra xét xử, bất ngờ vị đại diện VKS đề nghị cho hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung vì “nhân chứng đại diện Cục thuế Bình Dương khẳng định cơ quan này chưa bị thiệt hại do chưa có báo cáo kết luận thanh tra của cơ quan có thẩm quyền”.
Sau 1 năm điều tra lại, Cơ quan điều tra và VKSND Bình Dương có văn bản trả lời cơ quan tố tụng rằng: “Nội dung không có gì thay đổi, giữ nguyên bản cáo trạng cũ” rồi chuyển hồ sơ sang TAND Bình Dương. Theo lịch thông báo thì ngày 27/12/2011 TAND Bình Dương đưa vụ án ra xét xử. Thế nhưng, trước đó 01 ngày, Tòa lại thông báo hoãn vì lý do đại diện VKS đi... công tác!? Và đến ngày 27/3/2012, Tòa lại thông báo hoãn vì Thẩm phán đi... công tác!?
Và mới đây, ngày 10/5, TAND Bình Dương lại thông báo sẽ đưa vụ án ra xét xử vào ngày 30/5/2012. Không hiểu lần này TAND Bình Dương có hoãn nữa không? Giá như các cơ quan tố tụng tại Bình Dương đặt mình vào số phận của những người “vô phước đáo tụng đình” thì sẽ thấy được nỗi khổ của họ khi mà không có chứng cứ phạm tội mà bản án cứ treo lơ lửng trên đầu. Tài sản khánh kiệt, tinh thần hoang mang, trong khi họ lại là những đại diện pháp nhân của các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đem nguồn lợi về cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động!
 Thiện Ngôn

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?