Lớp “nhô”, lớp tụng kinh và lớp hoang phế

 Không chỉ ở miền núi mới có chuyện lớp “nhô”, lớp ghép mà ngay ở trung tâm Hà Nội, học sinh vẫn phải học trong những phòng học tạm thuê nhà dân, học ngay trong đình chùa cùng tiếng tụng kinh, gõ mõ và thậm chí chào cờ, khai giảng dưới lòng đường...

Không chỉ ở miền núi mới có chuyện lớp “nhô”, lớp ghép mà ngay ở trung tâm Hà Nội, học sinh vẫn phải học trong những phòng học tạm thuê nhà dân, học ngay trong đình chùa cùng tiếng tụng kinh, gõ mõ và thậm chí chào cờ, khai giảng dưới lòng đường...

Lớp học nhấp nhổm

Tại Trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), hàng ngày, hơn 1.000 học sinh (HS) phải chia ra học tại 4 địa điểm: 20 Ngõ Trạm, 220 Hàng Bông, 23 Nguyễn Quang Bích, 36 Lý Thái Tổ (Cung Thiếu nhi Hà Nội)... Cứ đến bữa trưa, 2 lớp ở Cung Thiếu nhi đi xe buýt và hơn 100 HS ở Nguyễn Quang Bích đi bộ đổ về trường chính ở 20 Ngõ Trạm để ăn cơm.

Nhưng “nổi tiếng” nhất về trường học chật chội phải kể đến Trường Tiểu học Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm) có địa điểm chính ở 31 Tô Hiến Thành, thuộc khu vực trung tâm, có nhiều phương tiện qua lại. Trường là một ngôi biệt thự 3 tầng kiểu Pháp khá nhỏ và tối, hoàn toàn không có khoảng sân nào cho HS. Phần tiền sảnh của trường cũng chỉ vỏn vẹn cùng lắm 10m2. Vì thế tất cả các hoạt động chào cờ, sinh hoạt lễ tết đều được thực hiện... dưới lòng đường.

Buổi khai giảng năm học mới của thầy, trò Trường Tiểu học Bà Triệu
Buổi khai giảng năm học mới của thầy, trò Trường Tiểu học Bà Triệu

Vì không đủ lớp học, nên trường bố trí thêm 2 điểm lẻ ở 37 Tô Hiến Thành và 173 Bà Triệu. Điểm 37 Tô Hiến Thành nằm ngay mặt đường thực chất là nhà dân được bố trí thành phòng học. Cạnh trường là số nhà 39 đang trong diện tranh chấp của 6 hộ dân. Điểm trường này là nơi một số HS lớp 4, lớp 5 từ điểm trường chính sang ăn trưa và học tiếp buổi chiều.

Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng) với gần 1.500 HS  nhưng lại chung cơ sở vật chất với trường THCS. Trước áp lực triển khai học 2 buổi/ngày, trường đã phải thuê 32 điểm lẻ tại nhà dân. Tương tự tình cảnh như Lê Ngọc Hân, Trường Tiểu học Lê Văn Tám vốn chỉ thiết kế đủ chỗ học cho HS phường Bách Khoa học hai ca. Nhưng hiện nay với lượng HS quá tải, nên lớp học của trường này hiện diện ở khắp khu Bách Khoa.

Thế nhưng, chính những trường khó khăn về chỗ học lại là những trường có nhiều phụ huynh nộp đơn xin cho con học trái tuyến. Bà Phan Thị Thắng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thăng Long cho biết: “Không phụ huynh nào muốn con học ở điểm lẻ, nhưng vẫn nhiều phụ huynh dù trái tuyến cũng xin bằng được con vào trường học. Đây cũng là một áp lực của nhà trường”.

Lên chùa... để học?

Không chỉ có các trường tiểu học phải xé lẻ ở nhiều điểm khác nhau ở khu vực trung tâm thành phố, Hà Nội còn không ít trường đang phải học nhờ đình chùa.

Gần 6.000 lớp mầm non học nhờ đình chùa

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu năm 2010, tỷ lệ phòng học kiên cố của giáo dục mầm non còn thấp, chỉ đạt 37%. Trong số 28.500 phòng học của lớp mầm non 5 tuổi hiện tại chỉ có 13.960 phòng học được xây kiên cố. Số còn lại có 2.632 phòng học tạm, 789 phòng tranh tre nứa lá. Đáng quan tâm là vẫn còn tới 5.761 lớp mầm non học nhờ nhà dân và đình chùa... Có 40 tỉnh, thành phố, tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia dưới 10%.

Quận Tây Hồ hiện có 3 phường có trường học ngoài đê là Nhật Tân, Tứ Liên và Yên Phụ. Phường Tứ Liên là điểm “nóng” nhất của quân Tây Hồ khi ở đây còn cả 3 cấp học (mầm non, tiểu học và THCS) là học ngoài đê. Trong đó, Trường THCS Tứ Liên có 4 phòng học cấp 4 phải nương nhờ cửa đình Tứ Liên. Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (quận Ba Đình) ngay từ khi khai sinh (khoảng những năm 1960) đến nay, vẫn đang “ở nhờ” tại đình làng Kim Mã Thượng. Đình làng và trường cùng chung khuôn viên gần 1.000m2, chỉ cách nhau bằng hàng rào gỗ mỏng và thấp. Với 800m2 diện tích, trường chỉ có 10 phòng học, trong đó, có tới 4 phòng lợp mái tôn. Năm học trước do quá nóng vào mùa hè, trường phải xin kinh phí của cấp quận làm giàn phun mưa chống nóng cho học trò. Các phòng học cấp 4 của trường có muốn sửa chữa, cải tạo cũng không được xây cao hơn mái đình vì tôn trọng tín ngưỡng. Khi đình có lễ hội chính, trường phải cho học sinh nghỉ học. Hễ đình làng có đại lễ, nhà trường lại cho học sinh nghỉ bởi tiếng trống, tiếng loa. Còn với những ngày lễ nhỏ, các cụ phải tiến hành cúng bái ngoài giờ để cho các cháu có điều kiện tập trung học.

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm) cơ sở II cũng phải học trong chùa Hàm Long. Vào ngày rằm, mùng 1, học sinh phải nghe tiếng gõ mõ, tụng kinh, rồi người ra vào lễ chùa, thắp hương. Ở đây mỗi khi chào cờ, học sinh và giáo viên cũng phải... ra tận đường Bà Triệu.

Và... trường bỏ hoang

Có một thực tế là bên cạnh những trường luôn quá tải về HS như các trường Kim Liên, Nam Thành Công, Kim Đồng, Trung Tự... sĩ số một lớp cũng dao động từ 55 đến 60, chưa kể một vài trường hợp đặc biệt con số ấy vượt lên hơn 60. Tuy vậy, không ít trường khác, dù không kém chất lượng, nhưng vẫn khó khăn để tuyển đủ chỉ tiêu. Trường Tiểu học La Thành có cơ sở vật chất rất tốt, các phòng học đều đủ tiêu chuẩn nhưng gần như không năm nào tuyển đủ chỉ tiêu. Năm học 2011 - 2012, trường được giao 100 chỉ tiêu lớp 1 nhưng hết thời hạn tuyển sinh, cũng chỉ thu được 90 hồ sơ. Nguyên nhân do lối vào trường quá hẹp, thậm chí trường phải chia thành nhiều ca tan học để không bị ùn tắc. Một số trường tiểu học khác cũng cùng cảnh là Phương Liên, Ngọc Hà, Phúc Tân, Điện Biên, Trần Nhật Duật...

Thậm chí, trong khi quá nhiều trường học eo hẹp về quỹ đất như vậy nhưng cũng ngay tại trung tâm thành phố vẫn còn những trường học bỏ hoang vài chục năm nay. Phường Nam Đồng có 4.456 hộ với 15.820 nhân khẩu, trung bình mỗi năm có 1.611 cháu ở độ từ 0 đến 5 tuổi tham gia bậc học mầm non. Thế nhưng cả phường chỉ có 1 trường mầm non công lập là trường Sao Mai, chỉ có 6 lớp với sức chứa tối đa 286 HS. Một nghịch lý mà bất cứ người dân phường Nam Đồng nào cũng bức xúc, đó là trong khi con em họ vẫn phải gửi trong ngôi trường đang xuống cấp và thiếu đủ thứ thì lại có trường mẫu giáo xây 20 năm nay rồi vẫn bỏ hoang. Được biết, khi xây dựng khu tập thể Nam Đồng, Bộ Quốc phòng đã dành 2.000m2 đất tại tổ 17 để xây nhà mẫu giáo, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ cho cán bộ, sĩ quan quân đội. Năm 1991 Công ty Quản lý nhà số 1 được giao nhiệm vụ khởi công xây dựng nhà mẫu giáo tại khu đất này. Tuy nhiên, khi mới thi công xong phần khung của tòa nhà 2 tầng, không hiểu lý do gì, việc xây dựng bỗng nhiên bị đình lại đến nay đã 20 năm, công trình vẫn dang dở.

Xây đô thị mới, “quên” trường học

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ở 25 khu đô thị, khu nhà ở, khu tái định cư mới của thành phố, hiện còn thiếu gần 60 trường công lập từ cấp mầm non đến THCS, trong đó mầm non là 21 trường, tiểu học 20 trường và THCS 18 trường. Nếu tính cả các trường tư thục, mầm non, vẫn đang có tới 13 khu đô thị, khu tái định cư không có trường mầm non, 11 khu đô thị không có trường tiểu học và 10 khu đô thị không có trường THCS. Có đến tám khu đô thị mới hiện đã có dân đến ở nhưng vẫn “trắng” trường cả 3 bậc mầm non, tiểu học, THCS, như các khu đô thị Văn Phú, Phú La, Thạch Bàn, Văn Khê, Sài Đồng, Việt Hưng, Mỹ Đình - Mễ Trì...

Uyên Na  

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?