Trẻ từ 2 đến 6 tuổi cần tăng bao nhiêu kg?

Trẻ từ 2 đến 6 tuổi cần tăng bao nhiêu kg?
Từ 2 đến 6 tuổi là giai đoạn hình thành các thói quen tốt về lựa chọn thực phẩm, tập luyện thể dục, vận động - yếu tố ảnh hưởng lớn đến hành vi của mỗi cá thể khi trưởng thành.

Tại hội thảo khoa học “Dinh dưỡng cho trẻ từ 2-6 tuổi”, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam nhấn mạnh vai trò của giai đoạn phát triển này ở trẻ em hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng đang còn tồn tại thì vấn đề thừa cân cũng đã tăng nhanh, tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam còn nhiều bất cập. Ảnh:Quỳnh Trang.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam còn nhiều bất cập. Ảnh:Quỳnh Trang.

Theo phân tích của các chuyên gia, ở giai đoạn 2 đến 6 tuổi, trẻ sẽ tăng khoảng 8,5 kg và 28,5 cm nếu được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Đây cũng là giai đoạn hình thành các thói quen tốt về lựa chọn thực phẩm, tập luyện thể dục, vận động - những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hành vi của mỗi cá thể khi trưởng thành.PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết khẩu phần ăn của trẻ em Việt Nam trong độ tuổi này chưa đảm bảo đa dạng.

Tỷ lệ năng lượng do protein cung cấp chiếm 16% nhưng protein động vật còn thấp, năng lượng do lipid dưới 25% ở một số vùng. Khẩu phần canxi còn thấp, tỷ số canxi/photpho mất cân đối và chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng (vitamin A, Fe, Zn,…). Ngoài ra, khẩu phần của trẻ có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, khu vực và mức kinh tế.

Vì vậy, để trẻ phát triển toàn diện, các chuyên gia khuyến cáo:

- Cần các can thiệp ưu tiên giải quyết gánh nặng kép về dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và có giải pháp đặc thù cho từng vùng.

- Đảm bảo chế độ ăn của trẻ 2-6 tuổi phong phú, đa dạng, cân đối, giàu dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu khuyến nghị một ngày của trẻ. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, muối, tập luyện thể thao và hình thành những thói quen ăn uống tốt ngay trong giai đoạn này.

- Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, cần cho trẻ sử dụng sữa có độ năng lượng cao theo công thức F75 và F100 của Tổ chức Y tế thế giới (cung cấp từ 75-100 kcalo/100ml). Đồng thời, các chương trình, dự án can thiệp dinh dưỡng có thể sử dụng một số sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, canxi và các vi chất dinh dưỡng khác nhằm góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng và tầm vóc của trẻ em Việt Nam.

- Quan tâm đến vấn đề rèn luyện thể chất, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ ngay từ nhỏ. Đây là một giải pháp toàn diện, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...