Hải Dương: Nguy cơ 'chảy máu tài nguyên' tại Dự án nhà máy nhiệt điện

Có hay không việc Công ty TNHH Đông Hải lợi dụng việc nạo vét để khai thác cát, rất cần cơ quan chức năng Hải Dương làm rõ
Có hay không việc Công ty TNHH Đông Hải lợi dụng việc nạo vét để khai thác cát, rất cần cơ quan chức năng Hải Dương làm rõ
(PLO) - Hàng chục nghìn mét khối cát được hút khỏi lòng sông trong quá trình thi công hạng mục cảng nội địa của nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, hiện đang được chất thành đống trên bờ do đơn vị nạo vét chưa được cấp phép khai thác khoáng sản. Điều đáng nói, đây có phải là toàn bộ sản phẩm thu được từ quá trình nạo vét hay chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” để hút cát?

Nạo vét lòng sông làm cảng và… thu cát

Dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương tại hai xã Phúc Thành và xã Quang Trung huyện Kinh Môn được khởi công xây dựng vào cuối tháng 3/2016, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào vận hành thương mại sau 36 tháng thi công. Một hạng mục quan trọng của nhà máy này là kè đá, nạo vét đổ thải, nạo vét và bốc dỡ đá hiện hữu, đào đất vận chuyển đổ trong nhà máy, thi công đường từ cảng than cảng thuỷ nội địa do Công ty TNHH Sơn Trường (Hải Phòng) thi công. Tuy nhiên, Công ty Sơn Trường đã không trực tiếp thực hiện công việc mà lại ký hợp đồng và giao cho Công ty TNHH Đông Hải, một doanh nghiệp có trụ sở tại TX Đông Triều, Quảng Ninh thực hiện.

Thực hiện hợp đồng này, Công ty Đông Hải đã thuê nhiều tàu công suất lớn đến hút bùn, cát khu vực cảng thuỷ nội địa cả ngày lẫn đêm. Theo ghi nhận của phóng viên thời điểm cuối tháng 6/2017, tại khu vực cảng đường thuỷ của dự án nhiệt điện BOT Hải Dương, nhiều tàu xi măng và tàu vỏ thép lớn nhỏ đang hăng say hút cát.

Một số người dân xã Phúc Thành cho hay, cát được hút đổ lên bờ. Đến đêm, có nhiều tàu xuất hiện và chở cát đi nơi khác. Sự việc đã diễn ra nhiều tháng nay.  

Trao đổi với phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam, ông Lê Văn Bí, Phó Chủ tịch thường trực huyện Kinh Môn khẳng định, cho đến thời điểm này, Công ty Đông Hải vẫn chưa được phép tận thu tài nguyên cát khi thực hiện hợp đồng nạo vét bùn đất, cát sỏi để xây dựng cầu cảng Nhà máy nhiệt điên BOT Hải Dương. Ngày 17/6, tổ công tác của huyện đã xuống kiểm tra và phát hiện có hiện tượng nạo vét, cát sỏi lên tàu và đã lập biên bản làm việc ghi nhận hiện trạng đồng thời đình chỉ mọi hoạt động liên qua đến việc khai thác cát, sỏi.

Tuy nhiên, sau khi phóng viên cung cấp một số thông tin về hoạt động khai thác tài nguyên của Cty Đông Hải trong những ngày gần đây thì ông Bí cho biết,ngày 19/6 đoàn công tác của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương phối hợp với các phòng ban hữu quan của huyện Kinh Môn kiểm tra hiện trường khai thác cát của Cty Đông Hải. Ngày 20/ 6 Sở Tài nguyên môi trường có chủ trì cuộc họp liên quan đến vấn đề trên và trước mắt đồng ý cho Công ty Đông Hải tiếp tục thi công phần việc của mình để đảm bao tiến độ của dự án. Tất cả số cát, đá nạo vét được phía Công ty Đông Hải không được phép chở đi khi chưa có phép tận thu. 

Làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện Công ty Đông Hải khẳng định việc hút cát là nạo vét lòng sông theo dự án đã được duyệt và không có chuyện lợi dụng dự án để hút cát trái phép. Công ty chỉ nạo vét và nhận tiền công theo khối lượng bùn đất đã được nạo vét. Đối với số cát hút được, hiện Công ty vẫn tập kết trên bờ sông với số lượng hàng chục nghìn mét khối cát và chờ quyết định của cơ quan chức năng cho phép xử lý số cát này.

Chảy máu tài nguyên vì “hút cát trước, giấy phép sau” 

Ngày 27/6/2017, Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương có công văn 1026/STNMT-KS báo cáo UBND tỉnh Hải Dương về việc đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị kế hoạch khai thác cát đá trong quá trình thi công cảng thủy nội địa Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương. 

Ngày 29/6/2017 Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái ký công văn số 1817/UBND-VP đồng ý với đề xuất trên của Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, văn bản trên nêu rõ khối lượng đăng ký tạm tính là trên 41 nghìn mét khối cát, sỏi; công suất khai thác 13.840 m3/ tháng; thiết bị khai thác 01 máy xúc thủy lực gầu ngược dung tích gầu E= 1,25 m3, 02 ô tô tự đồ loại 13 tấn hoặc tương đương, 01 tàu hút công suất 500m3/ ngày; máy bơm nước và các thiết bị khác. 

So với nội dung mà UBND tỉnh Hải Dương đồng ý về chủ trương về công suất và phương tiện khai thác cát tại cảng thuỷ nội địa dự án nhiệt điện BOT Hải Dương thì rõ ràng hiện nay công tác quản lý đối với việc nạo hút cát tại vị trí này đang bị buông lỏng và hàng chục nghìn mét khối cát đã được nạo hút khỏi lòng sông không được quản lý. 

Thực tế hiện nay, bên cạnh hàng chục nghìn mét khối cát đã được hút thì vẫn còn cả chục tàu hút cát đang hoạt động. Nhiều ý kiến cho rằng, với số lượng phương tiện, thời gian hoạt động “nạo vét” kéo dài như vừa qua thì việc nạo vét lẽ ra đã phải hoàn thành nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều phương tiện hoạt động liên tục nạo vét lòng sông. Điều nay đã đặt ra câu hỏi, liệu có việc Công ty Đông Hải “mượn gió để bẻ măng” khi tận thu khoáng sản trong quá trình thực hiện nạo vét cảng đường thuỷ nội địa này hay không?

Đối với số cát đã được hút và hiện đang tập kết tại bờ chờ xử lý thì UBND tỉnh Hải Dương liệu còn có hướng xử lý nào khác ngoài việc phải thừa nhận đây sẽ là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp và buộc doanh nghiệp phải nộp thuế tài nguyên đối với khối lượng sản phẩm cát đã “tận thu” được từ việc nạo vết bến cảng. Nhà nước sẽ thu được thuế tài nguyên nhưng ở tình thế “đã rồi” và nguồn lợi lớn vẫn thuộc về người hút cát. Như vậy, việc hút có phép hay không có phép cũng không còn ý nghĩa gì.

Điều này rõ ràng các cơ quan chức năng phải kiểm tra và có câu trả lời rõ ràng để tránh cho việc tỉnh Hải Dương thêm một lần nữa phải “thu thuế tài nguyên” trong hoàn cảnh giống như chuyện “con đặt đâu, cha mẹ phải ngồi đó” vậy.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)

Kinh tế tư nhân vùng Trung du và miền núi phía Bắc vươn mình cùng đất nước - Kỳ 2: Những “điểm nghẽn” cần khai thông

(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Đọc thêm

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.