Cứu người nhưng gây chết người: Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Anh Nguyễn Văn A. và chị Lê Thị H. đang đứng ở điểm đón xe buýt thì anh A. phát hiện thấy chị H. có nguy cơ bị xe đâm phải nên đã xô chị H. để tránh xe, nhưng khiến chị H. bị ngã mạnh và chết sau đó vài phút. Vậy, anh A. có bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHH) không và nếu có thì mức độ thế nào?

Cứu người gây chết người

Chị H đứng dưới lòng đường trong khi tài xế xe buýt cho xe tấp vào lề để đón khách. Tuy nhiên, do tài xế cua gấp, biên độ cua rộng nên góc cua của xe không ở phía trước mặt khách hàng mà lại theo hướng đâm thẳng vào hành khách. Nhận thấy khả năng nguy hiểm có thể xảy ra tức thì, anh A theo phản xạ nhảy tránh đồng thời đẩy cả chị H theo. Xe buýt kịp dừng lại đúng vị trí đón khách, nhưng hành động đẩy chị H của anh A lại gây thương tích nghiêm trọng cho chị H, khiến chị bị va đập mạnh vào mép vỉa hè, và mất sau đó ít phút.

Rõ ràng, anh A. đẩy chị H. với mục đích cứu người nhằm giúp chị H tránh được nguy hiểm có thể xảy ra ngay lập tức. Tuy nhiên, việc chị H. bị chấn thương nghiêm trọng dẫn đến tử vong nằm ngoài dự tính của anh.

Vậy đối với trường hợp này, người thực hiện hành vi cứu người nhưng gây hậu quả nghiêm trọng có phải chịu TNHS  không? Hành vi đó có được coi là “tình thế cấp thiết” và xảy ra trong “sự kiện bất ngờ” được quy định trong BLHS hay không? Nếu không, hành vi cứu người nhưng gây hậu quả nghiêm trọng H phải chịu chế tài như thế nào theo quy định của pháp luật?

Điều 11 BLHS quy định về sự kiện bất ngờ: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu TNHS”. 

Điều 16 BLHS quy định về tình thế cấp thiết: “1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại đó phải chịu TNHS”.

Có phải là “tình thế cấp thiết” không?

Theo phân tích của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Cty Luật New Vision, Đoàn Luật sư Hà Nội), căn cứ quy định tại Điều 16 BLHS, một trong những điều kiện để hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và không phải chịu TNHS là “phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây thiệt hại ngay tức khắc”. “Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: thiên tai, do sự tấn công của súc vật,… Điều đó, có nghĩa là sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết, nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết” – Luật sư Tuấn nói – “Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế. Sự nguy hiểm không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả cho xã hội mà chỉ do người gây thiệt hại tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Mối quan hệ nhân quả giữa sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo vệ là mối quan hệ tất yếu, nếu không có biện pháp thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra”.

Điều kiện thứ hai là việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất để tránh một thiệt hại khác xảy ra.

Thêm nữa, thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh. Có nghĩa là, thiệt hại do người có hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản và nguồi bị gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là người có hành vi gây ra sự nguy hiểm đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội mà là một người khác. “Về nguyên tắc, luật hình sự nước ta không thừa nhận thiệt hại về tính mạng trong tình thế cấp thiết” – Luật sư Tuấn nói.

Còn Luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, hành vi của anh A không đủ cơ sở để xác định là hành vi gây thiệt hại trong trường hợp cấp thiết. Bởi lẽ thiệt hại lớn nhất trong tình huống này là thiệt hại về tính mạng. Do vậy, thiệt hại của anh A không thỏa mãn là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Khi nào được coi là “sự kiện bất ngờ”?

Nếu không phải là hành vi gây thiệt hại trong trường hợp cấp thiết thì hành vi của anh A có phải là vô ý làm chết người hay là trường hợp sự kiện bất ngờ? 

Luật sư Trương Anh Tú phân tích, theo khoa học về pháp luật hình sự thì có hai loại vô ý đó chính là vô ý cẩu thả và vô ý tự tin. Vô ý tự tin tức là người thực hiện hành vi đã thấy trước được hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, gây nguy hại cho xã hội, cá nhân khác nhưng lại tự tin là hậu quả đó sẽ có thể ngăn chặn được, thậm chí tự tin rằng sẽ không xảy ra. Còn vô ý cẩu thả tức là người thực hiện hành vi không thấy được hậu quả sẽ xảy ra, mặc dù phải thấy được điều đó, hoặc có thể thấy được điều đó.

Trong tình huống này, có một số điểm gần giống với hành vi lỗi vô ý cẩu thả là hành vi gây hậu quả nguy hại do sự kiện bất ngờ, tức là người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại nhưng không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó. Điều 11 BLHS hiện hành về “sự kiện bất ngờ” có quy định: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu TNHS”. 

“Theo quy định pháp luật thì có thể thấy một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ thuộc một trong 02 trường hợp. Thứ nhất, không thể thấy trước hậu quả của hành vi. Thứ hai, không buộc phải thấy trước” – Luật sư Tuấn nói.

Cụ thể, không thể thấy trước được hậu quả của hành vi là trước khi thực hiện hành vi, người đó không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả, sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và được mọi người thừa nhận, ai trong hoàn cảnh này đều không thể thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra, nhưng thực tế hậu quả lại xảy ra. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái tất yếu với nhận thức của người có hành vi gây ra hậu quả đó không phải bao giờ cũng dễ dàng. Còn không buộc phải thấy trước là khi có khả năng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, nhưng theo pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi và nếu có hậu quả xảy ra thì họ không phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm đó. 


Luật sư Hà Huy Từ (Công ty Luật Hà Huy, Đoàn Luật sư Hà Nội): Anh A. có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đầu tiên phải xem xét “tình thế cấp thiết là gì?” Theo dữ liệu của tình huống do tài xế cua gấp, biên độ cua rộng nên góc cua của xe không ở phía trước mặt khách hàng mà lại theo hướng đâm thẳng vào hành khách. Như vậy, điều mấu chốt cần lưu ý ở đây là do tài xế cua gấp nên đâm thẳng xe vào hành khách, tuy nhiên hướng đâm thẳng đó chưa gây ra hậu quả gì. Lưu ý là hướng đâm thẳng chứ không phải là đâm thẳng vào người khác. Đây là điều quan trọng cần được phân biệt rõ và làm rõ. Có thể lúc gần đến hành khách thì lái xe phanh xe lại. Hoặc cũng có thể thấy xe gần đến thì hành khách tránh người sang một bên theo phản xạ tự nhiên và thông thường. Vì vậy, chưa thể khẳng định được có lỗi của người lái xe cũng như chưa thể khẳng định được có một nguy cơ đang thực tế đe dọa tính mạng người khác được. Vì thế, trong tình huống trên không có tình huống cấp thiết trong trường hợp này. 

Do đó, trong trường hợp này, hành vi của anh A đẩy chị H với mục đích cứu người nhằm giúp chị H tránh được nguy hiểm là không phù hợp với các quy định pháp luật và anh A có thể bị truy cứu TNHS theo các quy định của pháp luật hình sự.

Luật sư Nguyễn Trung Thành (Cty Luật TNHH Hòa Lợi, Hà Nội): Có dấu hiệu của tội vô ý làm chết người

Tình huống xảy ra là vị trí ô tô đâm đúng vào vị trí hai người đang đứng theo đúng phán đoán của anh A và hành vi anh A đẩy là chị H có thể cứu được chị H bị ô tô đâm, nhưng không may việc đẩy chị H đã làm chị H tử vong. Việc đáng lẽ là cứu người, nhưng hành vi của anh A gây ra hậu quả. 

Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, để lại hậu quả chết người với lỗi vô ý. Theo Điều 16 BLHS hiện hành đã được quy định về “tình thế cấp thiết”. Trong trường hợp này, hậu quả đã xảy ra là chết người nên không thể truy cứu TNHS anh A về tội “Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” mà hành vi của anh A có dấu hiệu của tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Theo Luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú, Hà Nội): Có “cân đo” thiệt hơn trong khoảnh khắc cứu người ngắn ngủi

Trước hết, cần phải khẳng định rằng về mặt đạo lý hành động nêu trên của anh A rất dũng cảm và là rất đáng được khen ngợi. Tuy nhiên, hậu quả xảy ra với trường hợp này là một hậu quả nghiêm trọng, nằm ngoài mong muốn ban đầu của anh A.

Trong trường hợp này anh A không phải đang trong “tình trạng không thể khắc phục được”. Vì vậy, trong trường hợp nếu như chị H bị té ngã dẫn đến tử vong thì đây là lỗi vô ý của anh A. Do đó, hành vi của anh A có thể được xác định là tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 BLHS hiện hành. 

Tuy nhiên, trong trường hợp này các cơ quan pháp luật có thể xem xét không truy cứu TNHS, vì trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó anh A không thể đủ thời gian để có thể “cân đo” được sự thiệt hơn để có thể có được hành xử chuẩn mực nhất.

 

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Đoàn Luật sư Hà Nội): Anh A. phạm lỗi vô ý làm chết người

Đối với trường hợp này của anh A, khi chiếc xe buýt đang tiến đến gần và anh A nhận định rằng có thể gây nguy hiểm cho mình, nên có thể đặt giả thiết tình trạng lúc đó của anh A  khiến anh A không đủ tỉnh táo để thấy trước hậu quả có thể xảy ra khi đẩy chị H, mặc dù thực tế là anh A phải thấy trước được hậu quả khi đẩy chị H là có thể làm chị H bị thương (mặc dù chưa đến mức chết người). Hơn nữa, anh A đẩy chị H là mục đích là giúp chị H tránh khỏi nguy hiểm giống mình, đây là hành động theo quán tính, vì vậy, có thể xét anh A là vi phạm lỗi vô ý làm chết người theo Điều 98 BLHS 1999.

Đọc thêm

Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk

Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk chính thức ra mắt từ ngày 24/11/2024.
(PLVN) - Theo lãnh đạo của VNPT Đắk Lắk, việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Pickleball VNPT Đắk Lắk là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của lãnh đạo, công đoàn, Bưu chính viễn thông Đắk Lắk đến sức khỏe và đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên và người lao động...

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, lãnh đạo Bộ GTVT giai đoạn 2011-2021

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan đến Bộ GTVT.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bảo đảm quyền lợi khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn đọc Minh Phúc (Hà Nội): Tôi vừa ký hợp đồng chuyển nhượng 1 thửa đất tại huyện Đông Anh vào đầu tháng 10 năm 2024, đang làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai thì phát hiện thửa đất nằm trong quy hoạch, có khả năng sẽ bị thu hồi để mở rộng đường. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?

Quy định mới về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Một số doanh nghiệp cho rằng cần thêm khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị

DN ủng hộ việc tăng cường quản lý để phát triển bền vững thị trường VLXD, nhưng đề xuất có lộ trình phù hợp. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Ủng hộ việc tăng cường quản lý nhà nước để phát triển bền vững, ổn định thị trường vật liệu xây dựng (VLXD), song một số doanh nghiệp (DN) cho rằng quy định của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD vừa ban hành sẽ có hiệu lực từ 16/12/2024 là hơi gấp gáp, DN nêu ý kiến cần thêm thời gian để chuẩn bị; do thực hiện chứng nhận hợp quy đối với hàng nhập khẩu phải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian.

Sở Xây dựng Hà Nội: Kiểm tra xác minh phản ánh “tháo dỡ công trình gây hư hại nhà hàng xóm”

Căn nhà ông Cảnh liền kề công trình đang được phá dỡ. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan đơn thư của ông Nguyễn Trọng Cảnh (ngụ ngách 23, ngõ 82, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) phản ánh nhà liền kề phá dỡ gây mất an toàn, ảnh hưởng tài sản, kết cấu nhà mình; đại diện Sở Xây dựng cho biết đã thực hiện kiểm tra, xác minh cũng như hỗ trợ UBND quận Đống Đa giải quyết theo thẩm quyền.

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài viết “Dấu hiệu gian dối trong hồ sơ khai tử “đại gia” nổi tiếng quận 8, TP HCM”, nhiều độc giả quan tâm, thắc mắc, đặt câu hỏi “chết thực tế ngày 20 nhưng gian dối khai tử lùi ngày thành 27/12 để làm gì?”. Đây cũng chính là vấn đề mà một số người liên quan sự việc đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.

Hà Nội: Thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí .
(PLVN) - Ngày 20/11/2024 , UBND Thành phố quyết định ban hành Quyết định số 6037/QĐ-UBND thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội” do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 4148/UBND-GPMB của UBND TX Nghi Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, trả lời Báo PLVN về giải quyết đơn thư của ông Lê Ngọc Thách (ngụ tổ dân phố Nam Châu, phường Hải Châu) theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 11186/UBND-TD ngày 2/8/2024.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.