Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp học sinh thi đại học

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Những “gia sư” được phát triển bằng trí tuệ nhân tạo được cho là cải thiện điểm số của học sinh Trung Quốc hiệu quả hơn so với các giáo viên là con người, theo SCMP. 

Theo hãng tin trên, thực tiễn cho thấy trí tuệ nhân tạo thực hiện một số loại công việc cụ thể cố định nào đó nhanh và tốt hơn so với con người, như việc xử lý cuộc gọi ở các trung tâm tiếp nhận điện thoại. Trí tuệ nhân tạo hiện đã được sử dụng rộng rãi trong ngành ngân hàng, đặc biệt là trong quá trình làm việc với các sản phẩm tín dụng. 

Trong một bước tiến lớn hơn, Công ty khởi nghiệp Yixue Education của Trung Quốc hiện cũng đang phát triển các “robot gia sư” nhằm phục vụ các học sinh trong quá trình ôn thi vào đại học – một kỳ thi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Trung Quốc. SCMP dẫn lời ông Lie Haoyan - người sáng lập công ty trên – cho biết, quá trình thử nghiệm cho thấy các robot gia sư đảm nhiệm việc ôn thi cho các học sinh trước kỳ thi tuyển sinh vào đại học hiệu quả hơn nhiều so với giáo viên. 

Kết quả này được ông Lie Haoyan đưa ra dựa trên thử nghiệm được tiến hành hồi cuối năm ngoái tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Trong thử nghiệm, 78 học sinh tham gia được chia thành 2 nhóm, một số học theo chương trình với trí tuệ nhân tạo, nhóm còn lại là với các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy trung bình là hơn 17 năm. Kết quả thử nghiệm cho thấy các bài kiểm tra toán đối với những người học theo hướng dẫn của robot có kết quả được cải thiện trung bình 36,13 điểm, trong khi chỉ số tương tự đối với những người đã học ở các lớp chuẩn chỉ là 26,18 điểm. 

Phương pháp học của Công ty Yixue là sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận biết những điểm yếu của mỗi học sinh. Sau đó, chương trình giảng dạy sẽ được thiết kế để tập trung vào những lỗ hổng kiến thức của người học. Đây là sự khác biệt chủ yếu giữa phương pháp giảng dạy với sự giúp đỡ của trí thông minh nhân tạo với việc dạy và học theo đúng tiêu chuẩn với giáo viên. Theo lãnh đạo công ty Yixue, việc giảng dạy nhóm không hiệu quả vì cấp độ kiến thức và trình độ đào tạo của học sinh không giống nhau. Trong số đó, một số học sinh sẽ “dẫm chân ngay tại chỗ” vì không thể tiếp thu tài liệu mới còn giáo viên có thể sẽ không thể chú ý đến những khía cạnh mà học sinh chưa nắm bắt được.

Hiện, theo Yixue, công ty hiện đã có một 100.000 người sử dụng trả tiền. Việc đào tạo, tùy thuộc vào chương trình đã chọn, có giá khác nhau. Ngoài công ty này, nhiều dự án khởi nghiệp mới cũng đã xuất hiện trong mảng giáo dục trực tuyến ở Trung Quốc. Theo ước tính của công ty tư vấn iResearch, thị trường giáo dục trực tuyến ở Trung Quốc sẽ tăng 70% vào năm 2019. Tuy nhiên, ông Huang Weiping - Giáo sư kinh tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc - cho rằng robot chỉ có thể là một bổ sung hữu ích cho quá trình giáo dục, chứ khó có thể thay thế hoàn toàn giáo viên thực.

Theo đánh giá của PwC, triển khai trí tuệ nhân tạo vào năm 2030 sẽ đưa đến cho GDP thế giới 14,7 nghìn tỷ USD. Do đó, nhóm chuyên gia của PwC xem công nghệ trí tuệ nhân tạo là hướng phát triển kinh doanh triển vọng nhất. Trước viễn cảnh đó, hồi tháng 7/2017, Trung Quốc cũng đã công bố “Chương trình Phát triển Trí tuệ nhân tạo của kỷ nguyên mới”, trong đó đề ra mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành trung tâm đổi mới thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.