ĐBSCL: Quy hoạch nào cho phát triển bền vững?!

ĐBSCL: Quy hoạch nào cho phát triển bền vững?!
(PLO) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tồn tại tình trạng hàng loạt quy hoạch thiếu tính thống nhất với nhau ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới vừa tổ chức hội thảo tại Cần Thơ với chủ đề: “Phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) - Cơ hội và Thách thức”.

ĐBSCL có gần 2.500 bản quy hoạch 

Ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch - Bộ KH&ĐT cho biết, hiện vùng ĐBSCL đang tồn tại đến 10 bản quy hoạch do Chính phủ phê duyệt, gồm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ĐBSCL; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm của vùng ĐBSCL đến năm 2020 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực cấp vùng như: thủy lợi, chế biến cá tra, nuôi tôm, sản xuất lúa, du lịch, cấp thoát nước, hệ thống giao thông vận tải... 

Ở cấp độ địa phương, đến nay vùng ĐBSCL có gần 2.500 bản quy hoạch, trong đó có 773 bản quy hoạch nông thôn mới và hơn 490 bản quy hoạch ngành, lĩnh vực do các địa phương phê duyệt. Chính vì, số lượng các bản quy hoạch quá lớn đã dẫn đến nhiều tồn tại, yếu kém như không gắn kết, thiếu đồng bộ, thậm chí có những vấn đề còn sai lệch. 

“Đấy là những yếu kém của hệ thống quy hoạch hiện nay dẫn đến các chương trình, dự án triển khai ở các giai đoạn trước đối với vùng là triển khai cũng mang tính riêng lẻ” - ông Các nhấn mạnh. 

Ông Các cho rằng, để có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề của vùng ĐBSCL, phải giải quyết một cách tổng thể và với cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực mới thành công. Để cụ thể hóa vấn đề, Bộ KH&ĐT đã đề xuất Chính phủ xây dựng một bản quy hoạch (giai đoạn 2021-2030) cho vùng ĐBSCL với mục tiêu tạo ra khung chiến lược toàn diện cho ĐBSCL, sắp tới đây vùng ĐBSCL chỉ còn một bản quy hoạch. Quy hoạch vùng lần này sẽ tập trung xác định phương hướng phát triển và tổ chức không gian phát triển cho vùng mang tính đa ngành; giải quyết quy hoạch vùng là giải quyết mang tính liên ngành, liên tỉnh, liên vùng. 

Theo ông Các, kịch bản BĐKH có thể 39% diện tích vùng bị ngập và 35% dân số bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả và nuôi thủy sản. Tình trạng sụp lún đất do khai thác nước ngầm cũng rất đáng quan tâm. Theo phân tích ảnh từ vệ tinh, gần 90% chiều dài 600km đường bờ của ĐBSCL có hiện tượng xói lở.

Nhiều thách thức khi “quy về một mối” 

Chuyên gia Đặng Hùng Võ cho biết, ngoài tư duy quy hoạch thời kỳ bao cấp vẫn kéo dài đến hiện nay, thì tính cát cứ, quyền lực của các bộ vẫn rất mạnh tạo ra thách thức trong quy hoạch tích hợp. 

“Bộ nào cũng muốn nắm giữ quyết định quyền quy hoạch của mình, chính vì vậy, quy hoạch tích hợp sẽ rất khó, bởi không ai chịu “nhả” quyền lực ra cả” — nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh. 

Nói về những thách thức khi lập quy hoạch cho vùng, ông Võ cho biết thêm, Luật - khung pháp lý cần thiết khi lập quy hoạch tích hợp, nhưng điều quan trọng là phương pháp lập được quy hoạch tích hợp. Đồng thời, cơ sở dữ liệu để làm quy hoạch thì gần như chưa có. Đặc biệt, công nghệ để áp dụng cho quy hoạch phải nói đến là công nghệ hệ thống thông tin địa lý hiện của Việt Nam có lẽ còn rất là yếu. Để đánh giá tính hiệu quả của một bản quy hoạch phải có hệ thống chỉ số để đánh giá hiệu quả, tác động của bản quy hoạch đó đối với kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa… của vùng. Ngoài ra, về phương pháp luận của quy hoạch phải thống nhất. 

“Khi đã tích hợp thì tất cả các yếu tố của quy hoạch tính theo các ngành lĩnh vực khác nhau cũng phải được điều chỉnh đến một lúc nào đó nó phải dẫn về một giải pháp kỹ thuật, chứ không chỉ đơn thuần là những cái điều kiện mà luật pháp quy định” - ông Võ cho biết.

Để có được bản quy hoạch tích hợp cho vùng ĐBSCL, ông Võ cho rằng, cần phải thể hiện rõ bốn tiêu chí: Tính trùng khớp giữa các loại quy hoạch, hệ thống phân vùng phải thống nhất, có quy hoạch khái quát và tiếp theo là quy hoạch chi tiết hơn; và quy hoạch định hướng phát triển cho từng vùng trong hệ thống phân vùng phải thống nhất giữa các loại quy hoạch khác nhau tránh để xảy ra xung đột. 

Ngoài ra, tại hội thảo các chuyên gia cũng tập trung thảo luận nhằm giải quyết những vấn đề thách thức của khu vực ĐBSCL trong quản lý nguồn nước, định hướng phát triển nông nghiệp, việc phát triển hạ tầng giao thông vùng trong bối cảnh BĐKH...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.

Ngành công nghiệp bán dẫn “chạy đua” với thời gian

Lễ trao thỏa thuận hợp tác chiến lược và ra mắt Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA. (ảnh: MOET)
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, hiện nay, Chính phủ đặc biệt quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở Việt Nam. Trong đó chú trọng xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư đến năm 2030.

Khởi công dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao tại Hải Phòng

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án.
(PLVN) - Ngày 11/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự Lễ Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao ECOVANCE của Nhà đầu tư Ecovance Co.Ltd, tại Lô đất CN5.5G2, Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Tìm giải pháp để phát huy lợi thế xuất khẩu của sầu riêng bền vững

Hội nghị được tổ chức trực tiếp, với sự tham gia của khoảng 200 khách mời , trong đó có đại diện một số tỉnh có vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đã từng bị thông báo vi phạm quy định của nước nhập khẩu.
(PLVN) - Thông tin tại “Hội nghị sản xuất và xuất khẩu (XK) sầu riêng bền vững” do Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT tổ chức hôm 10/5, cho biết, so với các quốc gia sản xuất sầu riêng khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia…, sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế.Tuy nhiên cần khắc phục những tổn tại, hạn chế để hướng đến sản xuất bền vững.

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long
(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Việt Nam sẽ có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỉ phú USD thế giới

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: PV
(PLVN) -Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).

VNBA đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, VNBA vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
(PLVN) -Tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Đây là sự ghi nhận động viên kịp thời, trân quý đối với những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNBA trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển.