URC “xả thải” rồi im hơi và bài học về cúi đầu xin lỗi

Chiều 31-5, hơn 10 tấn hàng sản phẩm nước giải khát C2 đã được tiêu hủy - Ảnh: Hoàng Hải
Chiều 31-5, hơn 10 tấn hàng sản phẩm nước giải khát C2 đã được tiêu hủy - Ảnh: Hoàng Hải
(PLO) - Cho đến thời điểm hiện tại, nhà sản xuất vẫn chưa đưa ra mức bồi thường, hay xin lỗi và giải thích thỏa đáng trước những sai phạm nghiêm trong của mình. Dường như, doanh nghiệp này đang cố gắng im lặng để sai phạm của mình bị lờ đi theo năm tháng. Sau đó, có thể bằng cách này hay cách khác đánh bóng tên tuổi, đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo … để hòng lấy lại niềm tin và tình cảm của người tiêu dùng.

"Xả thải" rồi im hơi ...

Sau khi Bộ Y tế yêu cầu dừng lưu hành các lô sản phẩm nhiễm chì, URC Việt Nam đã không có một lời giải thích thỏa đáng. Sự im lặng này có thể được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Dường như, URC đang cố gắng im lặng để sai phạm của mình bị lờ đi theo năm tháng. Sau đó, doanh nghiệp này có thể bằng cách này hay cách khác đánh bóng tên tuổi, đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo … để hòng lấy lại niềm tin và tình cảm của người tiêu dùng.

Một bộ phận rất lớn người dân đang đặt niềm tin quá nhiều vào doanh nghiệp, thương hiệu của doanh nghiệp, và tiếp theo là báo chí. Hay nói cách khác, người dân chưa có ý thức cao trong việc tự chủ thông tin và tự bảo vệ sức khoẻ bản thân mình. Có nhiều người mua bán chỉ dựa trên "mức độ nổi tiếng" của sản phẩm chứ không quan tâm các yếu tố khác.

Ví dụ sản phẩm đó có thực sự tốt và phù hợp với thể trạng cơ thể của mình hay không? Sản phẩm đó có thân thiện với môi trường hay không? Và thậm chí ngay cả những vấn đề đơn giản như trong thành phần của sản phẩm có chứa những chất gì, có lợi hại gì cho cơ thể? Khi họ đặt niềm tin quá lớn vào doanh nghiệp mà doanh nghiệp lại vì lợi nhuận mà coi thường sức khỏe của người tiêu dùng khiến họ phải hứng chịu hậu quả thì doanh nghiệp sẽ là người trả giá thứ hai, sau khách hàng. Và cái giá này sẽ rất đắt khi người tiêu dùng nổi giận.

Các triệu chứng của nhiễm độc chì.
Các triệu chứng của nhiễm độc chì.

Thực ra, người tiêu dùng đã rất nổi giận khi biết tin C2, Rồng đỏ nhiễm chì. Tuy nhiên, thật may mắn cho URC khi những thông tin bất lợi cho doanh nghiệp này xuất hiện trúng vào tâm điểm vụ cá chết, Tổng thống Obama qua Việt Nam, hay những sự kiện quan trọng khác. Chính những vụ việc có phần "hot hơn" đã làm phân tán sự chú ý của cả báo chí và cư dân mạng. Nếu trong "điều kiện bình thường", chắc chắn rằng người tiêu dùng sẽ phản ứng dữ dội hơn nhiều.

Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, khi những sự kiện kia qua đi, và khách hàng hiểu ra những tác hại khủng khiếp mình có thể mắc phải khi sử dụng sản phẩm nhiễm chì của URC, chắc chắn họ sẽ cảm thấy mình đang bị lừa dối, bị đầu độc rồi … bị bỏ rơi. URC im lặng khi sản phẩm của họ bị thu hồi tức là họ không quan tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Cũng phải nói thêm rằng, qua sự việc URC chứng tỏ yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về vấn đề thanh tra, kiểm tra. Đáng lẽ khi các doanh nghiệp đến đăng ký kinh doanh, cơ quan chức năng phải kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng và khi đã cấp phép thì cần phải có sự giám sát thường xuyên. Chính sự yếu kém trong công tác quản lý khiến một số doanh nghiệp “lọt lưới”.

Sự việc đã xảy ra, đến giờ, chỉ còn một cách duy nhất để các cơ quan chức năng lấy lại niềm tin của người dân, đó là nên căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc để có các biện pháp xử lý nghiêm. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, thậm chí là đóng cửa nhà máy, xử lý hình sự người đứng đầu. Sức khỏe con người là quý nhất, sản phẩm mà ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng thì không phải là một vụ việc bình thường nữa. Ngoài việc bị phạt tiền doanh nghiệp có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung bị đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm 3-6 tháng và buộc phải tiêu hủy số phụ gia đó.

Trong trường hợp Công ty TNHH URC biết phụ gia này có hàm lượng chì vượt mức cho phép mà vẫn tung ra thị trường thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình. Phải xử lý một cách thỏa đáng nếu không thì họ vẫn sẽ tái phạm, đồng thời răn đe các doanh nghiệp khác. Chưa bao giờ chúng ta phải chứng kiến cơ quan quản lý nhà nước phải bối rối như trong vụ C2, Rồng đỏ nhiễm chì. Hàng triệu sản phẩm nguy hại cho sức khỏe đã được tung ra và cơ quan chức năng chấp nhận việc để người dân phải tiếp tục sống chung với nó. 

…và bài học cúi đầu xin lỗi

Ai đó nói “im lặng là vàng” nhưng đó là sự im lặng để lắng nghe và thay đổi. Còn sự im lặng sau khi để xảy ra sai phạm mà chưa có bất kỳ động thái nào chăm lo đến sức khỏe của người tiêu dùng, những người đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những sản phẩm khuyết tật của URC gây ra thì thật đáng lên án. Cái mà người tiêu dùng cần không phải số tiền hoàn trả cho giá trị một hai chai nước ngọt, cái mà người tiêu dùng cần ở URC bây giờ là sự trung thực, là động thái quyết liệt trong việc khắc phục hậu quả, là sự quan tâm đến sức khỏe của những người đã trót uống thứ nước “độc” này do URC sản xuất.

Ở Việt Nam, sự kiến làm nóng ran khắp các diễn đàn mạng cũng như các ngõ ngách của cuộc sống là hiện tượng cá chết hàng loạt tại miền Trung. Theo thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng công bố thì Formosa Hưng Nghiệp chính là thủ phạm gây ra sự cố môi trường dẫn tới hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung. Phía Formosa đã thừa nhận trách nhiệm và đưa ra các cam kết khắc phục sự cố này với số tiền bồi thường được xác định là 500 triệu USD.

Tất nhiên việc xin lỗi của Formosa đã thành khẩn chưa, số tiền hứa hẹn đền bù đã thoả đáng chưa, các biện pháp bảo đảm môi trường trong tương lai có đạt yêu cầu không, còn cần được bàn luận và giám sát công khai chặt chẽ của cả hệ thống Nhà nước và nhân dân, không thể phó mặc cho Formosa “tự nguyện tự giác”. Tuy nhiên, sự “tự nguyện tự giác” kèm theo lời xin lỗi ngay trước thềm công bố nguyên nhân đã xoa dịu đáng kể những bức xúc trong dư luận.

Sau khi nguyên nhân về hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố, rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này đã được đặt ra, đáng chú ý trong đó là việc có khởi tố hình sự vụ việc hay không?

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, Việt Nam đang tạo hình ảnh trong thời kỳ hội nhập, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc Formosa đã nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đưa ra 5 cam kết bồi thường, hỗ trợ, không tái diễn vi phạm tương tự đã cho thấy Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ trong việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Nhưng đồng thời, Chính phủ cũng có chính sách khoan hồng, độ lượng.

Nhà đầu tư nước ngoài có vi phạm nhưng đã nhận lỗi trước nhân dân Việt Nam thì sẽ xem xét. Nếu nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt Nam thì sẽ đảm bảo cho nhà đầu tư hoạt động. Formosa đã thể hiện nhận thức, trách nhiệm trước vi phạm nên việc có đưa vụ án ra khởi tố hay không thì Chính phủ Việt Nam sẽ cân nhắc.

Người phát ngôn Chính phủ cũng nhấn mạnh, người Việt Nam có câu “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Việc Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi trước vi phạm đó là việc cân nhắc của Chính phủ. Và hy vọng nhân dân Việt Nam có thái độ khoan hồng, độ lượng với Formosa.

Dẫu biết, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, tuy nhiên, có lẽ không cần nhìn đâu xa, URC cần học cách nói lời xin lỗi và lên tiếng trước những bức xúc chính đáng của người dân Việt Nam từ chính Formosa! Với hành vi đầu độc hàng triệu người dân Việt vì những sản phẩm khuyết tật nhiễm chì, trong đó phần lớn là trẻ em và thanh thiếu niên, thay vì né tránh, URC Việt Nam cũng nên có động thái cúi đầu xin lỗi về mối hiểm họa rất lớn cho sức khỏe người dùng này.

Tất nhiên việc tạo dựng hình ảnh trong thời kỳ hội nhập để thu hút đầu tư mang ý nghĩa chiến lược. Nhưng sức khỏe của người dân vẫn phải được đặt lên trên hết. Nếu như URC vẫn cố tình im lặng và lờ đi trách nhiệm trước những sai phạm mà họ gây ra thì có lẽ, đã đến lúc người tiêu dùng cần thực hiện quyền tối thượng của mình: Tẩy chay những sản phẩm không vừa ý và gây hại cho sức khỏe. Tẩy chay không phải là hành động xấu mà là quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Có tẩy chay những sản phẩm kém chất lượng mới làm cho môi trường kinh doanh lành mạnh hơn, mới bảo vệ được sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội./.

Tin cùng chuyên mục

Các nhân viên kỹ thuật VNPT đang nỗ lực khôi phục hệ thống thông tin cho người dân tại Yên Bái.

Đã có 100% sóng di động tại Yên Bái

(PLVN) - Trong mấy ngày này, tại các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do Cơn bão số 3 và lũ quét/sạt lở, VNPT đã triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục (xử lý truyền tải, đảm bảo nguồn điện, đảm bảo duy trì cơ sở hạ tầng… Hàng ngàn CBCNV của Tập đoàn VNPT đang làm việc không quản ngày đêm để khắc phục mạng lưới đảm bảo phục vụ người dân và chính quyền.

Đọc thêm

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market
(PLVN) -  Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, siêu thị Tops Market Hà Nội ghi nhận tình trạng gia tăng đột biến về lượng khách hàng đổ xô mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, rau củ, mì tôm, ...

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại các 'điểm nóng' của bão số 3 cơ bản đảm bảo

Hệ thống cung ứng hàng hóa thiết yếu tại nhiều địa phương ảnh hưởng nặng do bão số 3 vẫn được duy trì, giá biến động nhẹ.
(PLVN) - Theo thông tin từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc cung ứng hàng hóa tại các khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3 vẫn cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, một số địa phương ghi nhận sự tăng giá nhẹ đối với các mặt hàng rau, củ, quả và sự gián đoạn trong công tác vận chuyển do tình trạng ngập úng.

Xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo

Hình ảnh giao diện Cổng Thông tin điện tử huyện Lâm Thao và Fanpage chính thống của Mặt trận Lâm Thao.
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Nỗi lòng tiểu thương khi Trung thu chưa tới mà bão đã về

Sạp hàng nhỏ của chị Luyến trên tuyến phố Hàng Mã, Hà Nội sau cơn bão.
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Tết Trung thu, thế nhưng thay vì không khí náo nhiệt thường thấy, những tiểu thương trên phố Hàng Mã (Hà Nội) đang đứng trước tình cảnh ế ẩm. Bão Yagi bất ngờ đổ bộ đã phá tan mọi kỳ vọng về một mùa buôn bán khởi sắc, khiến nhiều người bán lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Roaming ngay tại các khu vực có khả năng bị mất liên lạc kéo dài

Các doanh nghiệp viễn thông cần roaming ngay tại các khu vực có khả năng mất liên lạc kéo dài. (Ảnh minh họa: Viettel)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai roaming (chuyển vùng) ngay tại các khu vực có nhà mạng có khả năng bị mất liên lạc kéo dài; hướng dẫn người dân cách cài đặt để máy điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ...

Người Hà Nội lại ‘đổ xô’ tích trữ thực phẩm sau bão

Người dân đi mua thực phẩm tích trữ tối ngày 10/9.
(PLVN) - Ngày hôm nay (10/9) người dân ở Hà Nội lại “đổ xô” đi mua thực phẩm tích trữ. Nguyên nhân do sau bão số 3, tình hình mưa lớn vẫn tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội, nhiều khu vực ngập úng, nước lũ trên các sông dâng cao. Nhiều quầy hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh gần như trống trơn…