Tướng tình báo… xây thủy điện

Ông Võ Văn Kiệt (bìa phải) trực tiếp khảo sát địa điểm xây dựng công trình thủy điện Trị An.
Ông Võ Văn Kiệt (bìa phải) trực tiếp khảo sát địa điểm xây dựng công trình thủy điện Trị An.
(PLO) - Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí Trần Văn Danh là Phó Chủ tịch Ủy ban quân quản, Phó Tư lệnh Quân khu 7 kiêm Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự thành phố Sài Gòn - Gia Định, Chỉ huy trưởng lực lượng Thanh niên Xung phong, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Từ năm 1977, đồng chí đảm nhiệm Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh. 

Là một nhà tình báo, ông luôn coi trọng mọi hồ sơ tài liệu và nhân lúc phân loại các hồ sơ mật của chính quyền Sài Gòn để lại, ông bắt gặp sơ đồ thiết kế công trình thủy điện Trị An. Chưa biết trong ấy họ nói gì nhưng chắc chắn đó là điều mà xã hội đòi hỏi cấp thiết. 

“Nhặt được” đồ án thủy điện

Thời điểm này, các tỉnh phía Nam trong đó có TP Hồ Chí Minh đang thiếu điện trầm trọng. Điện ưu tiên cho sản xuất cũng hẫng hụt, nhiều hoạt động khác phải ngưng trễ; còn điện sinh hoạt thì cực kỳ khó khăn. 

Ba Trần kể lại: “Gặp được bản đồ án thiết kế ấy, tôi mừng không sao tả xiết. Ý nghĩ vụt sáng trong tôi: Cần phải xây dựng thủy điện Trị An”. Mừng, nhưng chưa dám nói bởi quy mô công trình lớn quá, đầu tư công của không đơn giản chút nào. Trong khi đất nước cực kỳ khó khăn, là một người lính chủ yếu quen trận mạc, khả năng kiến thức về xây dựng công trình tầm cỡ quốc gia đòi hỏi kỹ năng khoa học cao mới đủ lý luận và thực tiễn để thuyết phục... nhưng mỗi lần nghiên cứu, bản đồ án như có sức ma lực thu hút tâm trí ông.

Cần phải đề xuất chính kiến của mình càng sớm càng hay, ông nghĩ thế và hơn nữa, chế độ cũ trước đây cũng có ý đồ làm hệ thống công trình thủy điện thượng nguồn sông Đồng Nai rồi kia mà. Họ còn chia làm nhiều hạng mục và cả đập thủy điện Sông Hinh ngoài Bình Thuận. Tuy nhiên, thủy điện Đồng Nai 1 - tức khu vực công trình Trị An  -có tính khả thi hơn cả song vì chiến tranh, đập lại nằm sâu trong chiến khu D do ta kiểm soát, nên họ chưa triển khai được.

Tại Hội nghị Thành ủy TP Hồ Chí Minh năm 1984, ông trình bày luận điểm của mình và nhận được sự nhất trí cao. Đặc biệt đồng chí Võ Văn Kiệt - Bí thư Thành ủy - rất phấn chấn, nói trước cuộc họp: “Để tôi ra Hà Nội báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị và Chính phủ. Nếu được chấp thuận thì đưa anh đi nghiên cứu có được không?”

Ba Trần trả lời anh Sáu: “Cái đó tùy trên định liệu, nếu được tôi sẵn sàng”. Và sau chuyến ra Hà Nội của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, Trung ương và Chính phủ đã đồng ý căn bản đề nghị của TP Hồ Chí Minh, xây dựng thủy điện Trị An. Nhưng việc tìm “thuyền trưởng” cho “con tàu” thế kỷ này làm cả thành phố cũng như Trung ương đau đầu. 

Chuyên trách … xây thủy điện

Tướng Ba Trần kể: “Anh Sáu gặp tôi gợi ý: “Thành ủy và UBND TP rà soát để cử người chủ trì công trình mà chưa tìm được ai, ngoài Trung ương cũng chưa chọn được ai. Anh nên làm anh Ba à. Tôi tin tưởng anh sẽ làm được, anh trực tiếp chỉ đạo luôn, chúng tôi sẽ cùng sát cánh và cả Trung ương, Chính phủ hỗ trợ tối đa, anh cứ yên tâm đi”. Sau đó ít lâu, ông được Trung ương, Chính phủ điều sang làm Thứ trưởng Bộ Điện lực kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An. 

Giữa năm 1984, khi Nhà nước có quyết định làm công trình lịch sử này, trong lúc chờ các đoàn chuyên gia Liên Xô và các nhà khoa học Việt Nam phối hợp khảo sát để có bản luận chứng kinh tế kỹ thuật toàn bộ công trình, thì ngay từ năm 1983, quân dân Đồng Nai, dưới sự lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, hàng vạn lượt người đã vào cuộc, khai thác củi, gỗ tận dụng để dọn sạch với một diện tích trên 32.000 héc-ta lòng hồ. Số ngày công bỏ ra ấy tính chi trả phải tốn trên một chục triệu đô la mà Nhà nước không phải tổn phí.

Thiếu tướng Trần Văn Danh, tức Ba Trần

Thiếu tướng Trần Văn Danh, tức Ba Trần

“Vào thời điểm 1984, đời sống cán bộ, bộ đội và nhân dân ta rất khó khăn, lương thực thực phẩm là vấn đề chiến lược. Suy nghĩ để có một khối lượng lương thực cực kỳ lớn cung cấp cho hàng vạn lượt lao động là một bài toán không đơn giản chút nào. Nhiều đêm suy nghĩ, tôi nhớ lại lời răn dạy giản dị nhưng sâu sắc một thời “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Lời dạy bảo ấy trở thành chân lý không phải trong đấu tranh gian khổ trước đây, mà trong xây dựng hòa bình cũng còn nguyên giá trị.

Thế rồi tôi lên kế hoạch, cùng một số đồng chí trực tiếp đi vận động 13 tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh, làm việc với lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể. Đi tới đâu đều được sự đồng tình hưởng ứng rất cao. Họ cổ vũ tôi: Hội đồng Bộ trưởng đã có văn bản chỉ đạo, đây là công trình trọng điểm phía Nam thời kỳ công nghiệp hóa nước nhà, nên chúng tôi sẵn sàng. Thế là ý Đảng, lòng dân gặp nhau. Thật cảm kích, mặc dầu cuộc sống vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh còn trăm bề thiếu thốn. Thế mà tin yêu Đảng, theo lời Đảng gọi, dân ủng hộ hết mình, với khẩu hiệu “Tất cả cho Trị An”, “Tất cả vì dòng điện sáng ngày mai của Tổ quốc thân yêu”. Và cũng từ đây tôi nghĩ ra như là một phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hoặc “ăn no, đánh mạnh” hay “chất lượng, chất lượng và chất lượng”…

Thế là khi đã khơi dậy được lòng dân trên cơ sở tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ của các địa phương, nguồn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu khác dần dần được điều động phục vụ đắc lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân trên công trình. Những ai đã từng có mặt vào thời điểm hết sức sôi động đó, mới thấy sức mạnh của nhân dân ta.

“Đúng là vui như ngày hội. Không hiểu sao công việc ngập đầu, phải làm việc tới 12 giờ/ngày kéo dài nhiều đợt như vậy mà tôi vẫn thấy khỏe như khi còn trai tráng. Ngay khoản lương thực, thực phẩm huy động trong dân và mua với giá chỉ đạo để phục vụ công trình từ ngày khởi công đến khi kết thúc tới 8 năm liên tục lên tới gần 50 tỷ đồng, chưa kể số lượng các địa phương tổ chức. Quá trình xây dựng, các thế lực thù địch và bọn phản động trong nước chưa chịu cải tạo nào có để cho ta yên, chúng rắp tâm phá hoại. Hai lần chúng ra tay, nhưng đều bại lộ do ta đề cao cảnh giác. Một lực lượng quân đội, công an, trinh sát, tình báo được bố trí chặt chẽ, vì vậy mọi mưu đồ của chúng đều bị chặn đứng. Thế mới thấy sản xuất gắn liền với bảo vệ vừa là phương châm trở thành nguyên tắc không thể coi thường trong bất cứ lúc nào”. 

Anh hùng Lao động

“Để có một công trình mang tầm thế kỷ, đánh thức vùng Chiến khu D rộng lớn như thủy điện Trị An, phải huy động tới ba chục triệu ca công, trong đó có tới hai mươi ngàn thợ làm 3 ca liên tục, thực hiện trong khoảng 8 năm từ 1983-1990, khi các tổ máy đã bắt đầu vận hành. Tổng chi phí đầu tư cho toàn bộ công trình lên đến 200 triệu USD.

Để có dòng điện sáng khởi nguồn từ chinh phục dòng thác Trị An, nơi rừng xanh nước biếc, một thời đầy bom đạn ấy, không chỉ đổ mồ hôi, công sức của triệu triệu con người, thắm đượm nghĩa tình bè bạn mà còn đổ cả máu. Trên một trăm nhân công cùng một số cán bộ đã vĩnh viễn nằm xuống vì sốt rét ác tính, tai nạn rủi ro và vì cả những quả mìn còn sót lại phát nổ”. Kể đến đây giọng ông như lắng lại, mắt ngấn lệ chực trào ra. Ông khuyên tất cả chúng ta, dù cuộc sống có chút may mắn được khá giả hoặc tạm thời khó khăn, túng thiếu, cũng không cho phép được quên họ - những người đã ngã xuống vì nguồn điện, vì cuộc sống tốt đẹp hôm nay.

Sự ra đời của công trình thủy điện Trị An là thành quả lao động tập thể, sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ, sự đồng tâm hiệp lực của quân, dân các tỉnh thành Nam Bộ, sự giúp đỡ tận tình vô tư của bạn bè quốc tế… Nhưng trong đó phải ghi nhận vai trò, trách nhiệm, tài năng và trí tuệ của Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình - lão tướng Trần Văn Danh. Với thành tích đặc biệt xuất sắc ấy, năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước phong tặng đồng chí danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động.

Tướng Ba Trần còn được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý khác. Khi ông đón nhận Huân chương Độc lập, một đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng nói vui: “Huân chương Độc lập hạng nhất là Nhà nước tặng anh trong nghề tình báo đấy”. Ông cười vui, dù rất khiêm tốn song vẫn cảm thấy mình thật hạnh phúc: “Đồng Nai không phải là nơi chôn rau cắt rún, song Biên Hòa - Đồng Nai với tôi xiết bao gắn bó nghĩa tình. Các cụ xưa nói, một ngày nên duyên kia mà, huống chi bản thân tôi qua hai thời kỳ gắn bó với mảnh đất này không đằm thắm, tri ân sao đặng”-  tướng Ba Trần tâm sự.

Năm 2005, trước ngày cả nước và TP Hồ Chí Minh náo nức chuẩn bị kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tướng Ba Trần thanh thản ra đi, về cõi vĩnh hằng…./.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.