Yên Thái: Dấu xưa còn mãi…!!!

Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ về thăm làng Yên Thái (1946-2021)
Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ về thăm làng Yên Thái (1946-2021)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhắc đến Yên Thái là chúng ta nghĩ đến một làng quê thuần Việt, mang đậm đặc trưng của Bắc Bộ, với hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình. Không chỉ vậy, nơi đây còn nổi tiếng với nghề truyền thống làm giấy. 

Và còn hơn thế nữa, Yên Thái là một địa danh đã đi vào thơ ca với bề dày văn hóa, lịch sử… Và sự kiện đáng ghi nhớ nhất và cũng là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm làng trong ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước (ngày 06/01/1946)…

Rạng danh… Yên Thái

Làng Yên Thái nổi tiếng từ lâu với nghề làm giấy gia truyền đã đi vào câu ca:

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”…

Nằm ven Hồ Tây lãng mạn, trữ tình, Yên Thái mang một vẻ đẹp rất riêng, rất đặc biệt. Đường vào làng quanh co, uốn lượn với những con ngõ nhỏ sâu hun hút và những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi mang dấp của những ngôi làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Điều đặc biệt của Yên Thái là ở chỗ nơi đây vừa có vẻ quê mùa nhưng vẫn mang hơi hướng phố thị. Lạ là khi vào làng, ta có cảm giác như đang ở một nơi nào đó dân dã, rất xa Hà Nội, nhưng chỉ mất vài phút đi bộ ta sẽ lại bắt gặp phố phường náo nhiệt, sầm uất…

Các cụ già của làng kể lại: Yên Thái xưa có 03 thôn: Thôn Đoài (còn gọi là An Thái Đoài có cổng Giếng); Thôn Thọ có cổng Hầu, cổng Xanh; Thôn Đông có cổng Đông. Những cổng này đều thông ra quan lộ và mang những nét đẹp riêng biệt, không thể trộn lẫn. 

Cũng giống như bao làng quê Bắc Bộ khác, Yên Thái có đủ bộ ba: Gốc đa, giếng nước, mái đình. Làng Yên Thái nằm trên đồi Kim Quy, thế đạp sơn núi Tam Thai, lượn theo thế rồng bay. Đầu rồng ngay ở đầu làng, hai mắt là hai giếng khơi.

Một mắt chính là giếng nước ngay trước cổng làng, một mắt ở thôn Tiên Thượng vì thế nó có tên gọi khác là cổng Giếng. Cổng Giếng (An Thái) là một trong những chiếc cổng cố nổi danh ở đất kinh kỳ với kết cấu như một gian nhà lớn, hai cánh cổng lim có trụ quay đặt trên lưng hai con sấu đá.

Cùng với cổng Giếng, đình Yên Thái (nay là An Thái) cũng được xem là niềm tự hào của người dân nơi đây, với quy mô kiến trúc đặc biệt gồm các hạng mục: Tứ trụ, tam quan, đại đình, tả hữu vu, sân tường bao và nhiều công trình phụ trợ khác. Với sự đặc biệt và kiến trúc đặc sắc, khác biệt, năm 1994 đình An Thái được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Cũng từ đây các thế hệ nhân dân trong làng càng thêm tự hào và ý thức hơn trong việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của làng mình.

Nghề làm giấy ở Yên Thái không biết có từ bao giờ, nhưng chúng ta đều biết “Nhịp chày Yên Thái” trong thơ ca chính là tiếng chày giã dó, một nguyên liệu chính để làm giấy. Ông Nguyễn Tiến Hùng – nguyên Trưởng Ban quản lý di tích đình An Thái cho biết: Nghề làm giấy xưa là nghề của cả vùng kẻ Bưởi gồm các làng: Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Nghĩa Đô. Mỗi làng chuyên làm một loại giấy.

Yên Thái chuyên làm giấy bản, giấy lĩnh (một loại giấy chuyên dùng chép gia phả, ngọc phả vì bền và viết mực không nhòe), đặc biệt là giấy lệnh dùng riêng cho triều đình. Năm 1736, đời vua Lê Thuận Tông, chúa Trịnh Giang đã cho in Tứ thư, Ngũ kinh bằng giấy này. Năm 1958, các hộ gia đình sản xuất giấy ở Yên Thái ra nhập hợp tác xã sản xuất giấy bản. Và giấy dó Yên Thái được chọn để in bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gắn với làng nghề truyền thống của làng, gắn với những kỷ niệm cùng vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, các thế hệ nhân dân làng Yên Thái xưa và phường Bưởi nay không bao giờ quên lần Bác Hồ kính yêu đến thăm làng trong ngày diễn ra Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc (ngày 06/01/1946).

Cụ Nguyễn Quế Duệ kể lại kỷ niệm lần gặp Bác Hồ
 Cụ Nguyễn Quế Duệ kể lại kỷ niệm lần gặp Bác Hồ

Tại Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ về thăm làng Yên Thái (1946-2021) vừa được tổ chức tại đình làng Yên Thái, cụ Nguyễn Quế Duệ (93 tuổi) – một trong những người được gặp Bác hồi đó xúc động nhớ lại: “Bốn tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cả nước tổ chức Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội lần đầu tiên (ngày 06/01/1946), khi tôi đang túc trực ở điểm bầu cử Cầu Kho thì có tiếng reo hò rất to “Bác Hồ đến, Bác Hồ đến”.

Nghe thấy vậy, tôi cũng theo chân mọi người chạy ùa ra trước cổng làng đón Bác. Bác đi lên cổng, theo sau là Bác sỹ Trần Duy Hưng – Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội. Sau khi hỏi han, bắt tay mọi người, Bác đến thăm nhà cụ Vũ Đình Liêm. Thấy hai em nhỏ chạy theo cùng đoàn người vô tình giẫm lên các tờ giấy dó phơi bên đường, Bác nhỏ nhẹ bảo ban không nên giẫm lên giấy.

Tiếp theo đó, Bác rẽ vào nơi đặt hòm phiếu ở Cầu Kho (nay là nhà sinh hoạt cụm dân cư số 08, phường Bưởi, quận Tây Hồ) nhắc nhở các cán bộ hướng dẫn người dân thực hiện tốt quyền công dân của mình.

Trước khi ra về, Bác còn vào thăm một số xưởng sản xuất giấy hỏi thăm và động viên mọi người dân: “Bây giờ cách mạng thành công rồi, mọi người phải không ngừng phát huy nghề truyền thống của làng, cố gắng cải tiến kỹ thuật, sản xuất ra nhiều sản phẩm để đời sống được ấm no hơn!”. Lời nhắc nhỏ, động viên ân cần của Bác đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Yên Thái và lắng đọng trong chúng tôi đến tận bây giờ…!”.

Điểm bầu cử Cầu Kho xưa...
Điểm bầu cử Cầu Kho xưa... 

Lưu giữ ngàn năm!

Nhân chứng lịch sử thứ hai của làng Yên Thái được may mắn gặp Bác Hồ là cụ bà Vũ Thị Thiết (sinh năm 1933) người dân làng Yên Thái. Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng cụ vẫn nhờ con cháu dìu ra đình để tham dự Lễ kỷ niệm.

Trong giờ phút trang nghiêm, xúc động, cụ bồi hồi cho biết: “Hồi ấy tôi chỉ là một thiếu niên 13 tuổi được đại diện ra đón Bác Hồ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng tôi vẫn nhớ như in từng cử chỉ, ánh mắt và sự quan tâm dịu dàng, ân cần của Người. Hôm đó Bác mặc bộ kaki màu sáng, vóc dáng nhanh nhẹn và giọng nói rất nhỏ nhẹ.

Bác đi rất nhanh đến điểm bầu cử, vào thăm một số gia đình và cơ sở sản xuất và động viên mọi người chuyên cần sản xuất, sáng tạo trong lao động để làm giàu cho quê hương đất nước và cải thiện đời sống. Những lời nhắc nhở, động viên của Bác đã tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân Yên Thái hăng say lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển”.

75 năm đã trôi qua, năm nào cũng vậy cụ bà Vũ Thị Thiết lại bồi hồi, thổn thức nhớ lại khoảnh khắc đầy xúc động ấy. Không chỉ tự nhắc nhở bản thân, cụ luôn động viên, khuyên răn con cháu mình phải luôn ghi nhớ và làm theo những lời Bác dạy.

Cụ bà Vũ Thị Thiết
Cụ bà Vũ Thị Thiết 

Thực hiện lời giáo huấn và đáp ứng mong mỏi của bà cụ thân sinh ra mình, bác Vũ Quốc Hùng - con trai cụ Vũ Thị Thiết đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức và tiền của  cá nhân, huy động các nhà hảo tâm phối hợp với Đảng ủy, UBND phường Bưởi, Ban quản lý di tích lịch sử đình An Thái tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ về thăm làng Yên Thái. Trước đó, trong năm 2020, bác Vũ Quốc Hùng cũng đã tiến hành một cuộc đại trùng tu Di tích lịch sử Quốc gia đình làng Yên Thái, mang đến cho quê hương một sắc vóc mới, hơi thở mới…

Đại diện cho các nhà tài trợ, phát biểu tại buổi lễ, bác Hùng xúc động chia sẻ: “Thời gian Bác Hồ về thăm làng giấy Bưởi (ngày 06/01/1946) đến nay đã 75 năm nhưng tất cả hình ảnh, lời thăm hỏi, sự quan tâm của Bác với nhân dân làng Yên Thái, phường Bưởi càng ngày càng thấm đọng. Sự kiện đã trở thành niềm tự hào đối với mỗi người dân nơi đây. Để hôm nay, dưới khoảng trời trong xanh và mái đình làng Yên Thái, chúng ta vẫn luôn tưởng nhớ và biết ơn sâu đậm tới Người. Ý nghĩa thiêng liêng ấy thấm sâu vào từng con tim của mỗi người và truyền thống cội nguồn, động viên con cháu cùng hướng về đạo lý tốt đẹp của dân tộc!”.

Quá khứ đã lùi xa… Nghề làm giấy truyền thống của làng Yên Thái cũng không còn nữa… Nhưng trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người dân nơi đây những vết tích, lịch sử hào hùng xưa kia vẫn còn in dấu mãi. Để rồi, vào những dịp ngày lễ lớn của dân tộc, đất nước, ngày giỗ Thánh hoàng làng, ngày truyền thống của làng nghề, ngày hội làng…, các thế hệ con cháu nhân dân làng Bưởi lại hội tụ về ngôi đình thiêng để cùng ôn lại quá khứ vẻ vang của làng mình; Cùng động viên, noi gương nhau nỗ lực vượt khó, hoàn thiện mình, góp phần xây dựng đất nước quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.