Ý nghĩa phát quyết của tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines và lưu ý với Việt Nam

Tòa trọng tài bác bỏ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc
Tòa trọng tài bác bỏ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc
(PLO) -Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài đã hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành phán quyết cuối cùng đối với vụ kiện giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là 'Philippines' và 'Trung Quốc') đối với các tranh chấp ở Biển Đông. Trong số 15 đệ trình chi tiết của Philippines, Tòa đã đưa ra phán quyết đối với 3 nhóm vấn đề quan trọng, bao gồm: i) "Đường 9 đoạn" và yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc, ii) Quy chế các cấu trúc tại Biển Đông, iii) Các hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông…

Thạc sĩ Bạch Thị Nhã Nam 

(Giảng viên Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh)

-Nội dung thứ nhất của phán quyết liên quan đến "đường 9 đoạn" và yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc trên các vùng biển thuộc Biển Đông. Đây được xem là nội dung quan trọng nhất trong phán quyết này, vì dường như “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vẽ ra đã chiếm trọn Biển Đông và gây ra nhiều phản đối, bất đồng không chỉ của các quốc gia trong tranh chấp, mà các quốc gia có lợi ích liên quan trong khu vực.

Trong phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã phủ nhận giá trị của "đường 9 đoạn" và khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý đối với tuyên bố quyền lịch sử Trung Quốc đối với các tài nguyên ở Biển Đông bên ngoài giới hạn của các vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo Công ước.

Yêu sách về quyền lịch sử mà Trung Quốc đưa ra đối với các tài nguyên ở Biển Đông trong khu vực “đường 9 đoạn” được coi là lỗi thời, và khái niệm quyền lịch sử đã bị các quốc gia đồng ý xóa bỏ khi Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển ra đời. 

Tòa cũng phân tích rằng yêu sách về quyền lịch sử có thể có hiệu lực ở chừng mực mà các quyền lợi của quốc gia nêu ra trong yêu sách này phù hợp với hệ thống các vùng biển theo quy định của Công ước. Thế nên, Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở để yêu sách quyền lịch sử đối với các tài nguyên ở Biển Đông nằm hoàn toàn bên ngoài giới hạn của các vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo Công ước.

Ý nghĩa quan trọng của phán quyết này là sự khẳng định tính phi lý của yêu sách “đường 9 đoạn”, và bác bỏ hoàn toàn giá trị của “đường 9 đoạn”. Đây là phán quyết cũng có lợi đối với Việt Nam do Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ yêu sách đường 9 đoạn này khi nó lấn sâu vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được hưởng theo Công ước. 

-Nội dung thứ hai liên quan đến quy chế pháp lý của các cấu trúc ở Biển Đông.

Mục đích của Philippines là đề nghị tòa xác định quy chế pháp lý cho các cấu trúc này nhằm kết luận về phạm vi vùng biển mà các cấu trúc này được hưởng. Kết luận quan trọng của Tòa là không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng, cụ thể các cấu trúc ở Trường Sa đều không thể được hưởng vùng đặc quyền kinh tế, hay thềm lục địa.

Phán quyết này ngăn ngừa việc các cấu trúc không lớn ở Biển Đông có thể tạo ra các vùng biển lớn, mà điều này có thể xâm phạm vào vùng biển của các quốc gia khác. Vì vậy, phán quyết thực tế đã góp phần ngăn Trung Quốc mở rộng quyền tài phán với việc hình thành vùng đặc quyền kinh tế tính từ các cấu trúc do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông.

Đồng thời, phán quyết cũng bác bỏ ý định Trung Quốc sử dụng việc đang kiểm soát những cấu trúc này để củng cố tuyên bố “đường 9 đoạn” mập mờ mở rộng các vùng biển mà Trung Quốc có thể yêu sách là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các cấu trúc. 

Đối với Việt Nam với các lợi ích có thể liên quan, trong số các cấu trúc được Tòa xem xét quy chế pháp lý, cần lưu ý đến 7 cấu trúc ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang có tranh chấp với Trung Quốc. Phán quyết của Tòa đã làm rõ được sự tranh cãi trước đây về bản chất của các thực thể này là đảo, đá, hay bãi đá ngầm (bãi nửa nổi, nửa chìm). 

Cụ thể,  Tòa cho rằng đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Gạc Ma, và đá Gaven là đá trong khi đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn, và đá Subi là các bãi đá ngầm, chìm dưới nước khi thủy triều lên cao.

Như vậy đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Subi chỉ được hưởng vùng an toàn 500m quanh đảo, trong khi các thực thể còn lại có thể được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý bao quanh. Rõ ràng các kết luận trên đã làm rõ những thực thể này chỉ có thể là đá và chúng không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa rộng tới 200 hải lý.

Việc Trung Quốc cố tình triển khai xây dựng và cải tạo 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa nhằm biến đổi bản chất pháp lý của các cấu trúc trên đã hoàn toàn không được Tòa án công nhận, nên hoạt động này của Trung Quốc về mặt pháp lý sẽ không giúp Trung Quốc mở rộng vùng biển tranh chấp, dù có sự chiếm đóng thực tế đối với các cấu trúc này.

Về mặt pháp lý, bản chất của vụ kiện của Philippines và Trung Quốc không phải là vụ kiện về các vấn đề chủ quyền, vậy nên vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với các đảo ở Trường Sa tất nhiên là chưa được giải quyết, tuy nhiên phán quyết này có giá trị thu hẹp vùng biển tranh chấp giữa các bên trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.

-Nội dung thứ 3 là Tòa án tuyên bố một số hành vi của Trung Quốc là trái pháp luật.

 Cụ thể, các hành động động mà Trung Quốc đã tiến hành với Philippines là trái phép khi các hành động này diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines như: can thiệp trái phép vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tại bãi Cỏ Rong, cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, không ngăn cản các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây, và xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines.

Do vậy Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này.

Đối với Việt Nam, trên cơ sở kết luận của Tòa ở vụ kiện này đã xác định hành động nào của Trung Quốc là vi phạm, Việt Nam sẽ tiến hành xem xét đối với các hành vi vi phạm mà Trung Quốc đã thực hiện tương tự với Việt Nam. 

Dù có tiến hành khởi kiện ra Tòa trọng tài hay không, thì đây hoàn toàn là cơ sở pháp lý vững chắc để Việt Nam lên án, phản bác những hành động mà Trung Quốc vi phạm trên vùng biển của Việt Nam. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm phạm trong các khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như ngăn cản và tấn công các tàu đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam...

Tóm lại, phán quyết này có một ý nghĩa lịch sử to lớn khi mà lần đầu tiên tại một thiết chế Tòa án quốc tế, Tòa đã bác bỏ những cơ sở mà Trung Quốc luôn dựa vào để đưa ra các lập luận và hành động ở Biển Đông từ trước đến nay.

Phán quyết không chỉ giải quyết vấn đề cho riêng Philippines là bên nguyên đơn, mà liên quan đến toàn bộ cuộc tranh chấp ở Biển Đông, tạo ra tiền đề thuận lợi cho các nước nhỏ như Việt Nam về cơ hội sử dụng cơ quan trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp.

Điểm có lợi nhất cho cuộc đấu tranh chung ở Biển Đông chính là tòa đã bác bỏ các quyền lịch sử và giá trị “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc yêu sách.

Mặc dù động thái hiện tại của Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa là kiên quyết không thừa nhận và chắc chắn sẽ không thực thi phán quyết. Trong một chừng mực nhất định, phán quyết cuối cùng này của Tòa có giá trị quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế và cung cấp cơ sở pháp lý cho các bên liên quan trong tranh chấp.

Đồng thời, nó sẽ có tác động chính trị quan trọng tới cơ chế giải quyết tranh chấp của Luật Biển, đối với bản thân Luật Biển và cả việc thực thi phán quyết của Tòa án, mối quan hệ giữa các bên tranh chấp trong vấn đề Biển Đông.

Việc đấu tranh bằng con đường ngoại giao pháp lý là nỗ lực bền bỉ mà các nước nhỏ như Việt Nam cần theo đuổi trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, hay tranh chấp trên các vùng biển. Đứng trước pháp luật, công lý, các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có vị thế bình đẳng lẫn nhau.

Vì vậy, Việt Nam cần vận dụng linh hoạt tất cả các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, đặc biệt tận dụng thế mạnh pháp lý và nghiên cứu kĩ lưỡng phán quyết mang tính tiền lệ giữa Philippines và Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của mình tại Biển Đông./.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.