Xúc động ngôi trường hát quốc ca tại lễ khai giảng bằng ký hiệu

Học sinh Trường PTCS Xã Đàn hát Quốc ca bằng ký hiệu khiến nhiều người có mặt rất xúc động. Ảnh: Tiến Lương.
Học sinh Trường PTCS Xã Đàn hát Quốc ca bằng ký hiệu khiến nhiều người có mặt rất xúc động. Ảnh: Tiến Lương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng 5/9/2023, thầy và trò Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) - ngôi trường chuyên biệt chủ yếu dành cho trẻ em khiếm thính đầu tiên tại Việt Nam - tổ chức lễ khai giảng năm học 2023-2024. Học sinh Trường PTCS Xã Đàn hát Quốc ca bằng ký hiệu khiến nhiều người có mặt rất xúc động.

Trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) là một trong số ít những trường chuyên biệt nhận dạy học sinh khuyết tật tại thành phố Hà Nội. Học sinh theo học nơi đây là những người khiếm thính, hoặc bị câm, điếc bẩm sinh, hoặc vì bệnh tật nào đó mà không thể nghe, nói bình thường và thầy cô giao tiếp với học sinh phần lớn bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Thầy giáo Phạm Văn Hoan - Hiệu trưởng Trường PTCS Xã Đàn đánh trống khai giảng (ảnh Tiến Lương).

Thầy giáo Phạm Văn Hoan - Hiệu trưởng Trường PTCS Xã Đàn đánh trống khai giảng (ảnh Tiến Lương).

Phát biểu tại lễ khai giảng, thày giáo Phạm Văn Hoan - Hiệu trưởng Trường PTCS Xã Đàn cho biết, hôm nay là ngày vui lớn của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các em học sinh thân yêu. Mặc dù hiện nay, thầy và trò đang làm việc, học tập tại môi trường có điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, xuống cấp nhưng với sự tâm huyết của giáo viên, tinh thần chăm chỉ, vươn lên trong học tập của các em học sinh, trường quyết tâm phấn đấu đạt nhiều thành tích tốt trong năm học 2023-2024 tới đây.

Bà Hoàng Thị Hạnh và bà Nậm Trà - đại diện Tập đoàn Phát triển Thịnh Vượng Việt Nam trao tặng lá cờ Đảng từ Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho đại diện Trường PTCS Xã Đàn. Ảnh: Tiến Lương.

Bà Hoàng Thị Hạnh và bà Nậm Trà - đại diện Tập đoàn Phát triển Thịnh Vượng Việt Nam trao tặng lá cờ Đảng từ Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho đại diện Trường PTCS Xã Đàn. Ảnh: Tiến Lương.

Thầy giáo Phạm Văn Hoan nhấn mạnh, trong năm học 2022-2023 vừa qua, nhà trường nhận được sự quan tâm, chia sẻ của nhiều doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đồng hành cùng nhà trường để hỗ trợ đào tạo, ươm mầm cho các em học sinh có năng khiếu trong lĩnh vực nghệ thuật múa, hội họa giúp các em được thực hiện hóa ước mơ và tỏa sáng với năng khiếu của mình.

Các học sinh múa bài "Nơi đảo xa" đầy ý nghĩa. Ảnh: Tiến Lương.

Các học sinh múa bài "Nơi đảo xa" đầy ý nghĩa. Ảnh: Tiến Lương.

Tại lễ khai giảng, bà Hoàng Thị Hạnh - Nguyên Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, chia sẻ, trong lần đầu ra đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bà đã kết nối, đồng hành cùng các học sinh Trường PTCS Xã Đàn gửi tặng các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió một bức tranh và clip tổng hợp hai bài múa “Hello Việt Nam” và Nơi đảo xa, cùng những lời chúc bằng ngôn ngữ ký hiệu.

"Tôi nghĩ rằng, những cuộc kết nối này không chỉ dừng lại ở những bức tranh hay những thước phim mà tiếp tục được lan tỏa bằng những hoạt động phong phú hơn. Bởi vì khát khao từ đất liền gửi tình yêu thương đến các anh bộ đội và quân dân ở Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vẫn là tình yêu nước nồng nàn”, bà Hạnh nói.

Các em học sinh chăm chú theo dõi lễ khai giảng trang nghiêm và rực rỡ cờ hoa. Ảnh: Tiến Lương.

Các em học sinh chăm chú theo dõi lễ khai giảng trang nghiêm và rực rỡ cờ hoa. Ảnh: Tiến Lương.

Đặc biệt hơn so với các lễ khai giảng trước đây, năm học mới này, Trường PTCS Xã Đàn được đón nhận lá cờ Đảng thân yêu, món quà từ Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa gửi tặng, với sự trao tặng của bà Hoàng Thị Hạnh. Đây là nguồn động viên, khích lệ to lớn để các em học sinh khiếm thính vững bước trên con đường chinh phục tri thức, năng khiếu và ước mơ của mình.

Những điệu múa, lời ca được “vang” lên từ các ký hiệu của các học sinh Trường PTCS Xã Đàn đã khiến ngày khai giảng đong đầy sự xúc động và ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.