Xuất khẩu tôm mang về 1,2 tỷ USD

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm mang về doanh số 1,2 tỷ USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, giá bán tôm của Việt Nam đang cao hơn Ấn Độ và Ecuador do dịch vụ logistics yếu. Đây là rào cản lớn làm giảm sức cạnh tranh trong xuất khẩu.

Xuất khẩu sang các thị trường chính đồng loạt giảm 2 con số

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 5 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 84 thị trường, mang về doanh số 1,2 tỷ USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2022.

Về thị trường, 5 tháng đầu năm 2023, XK sang các thị trường chính vẫn đồng loạt giảm 2 con số. Chỉ xuất khẩu (XK) sang những thị trường nhỏ hơn như Anh, Đài Loan ghi nhận tăng trưởng dương. Tháng 5/2023, Trung Quốc đứng thứ nhất về nhập khẩu (NK) tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23%. Mỹ đứng ở vị trí thứ hai, chiếm tỷ trọng 21%.

Tính tới tháng 5 năm nay, Trung Quốc và Mỹ có kim ngạch XK tăng dần đều, tháng sau cao hơn tháng trước đó. XK tôm sang thị trường Trung Quốc trong tháng 5 vẫn ghi nhận tăng trưởng âm nhưng tốc độ giảm đã ít hơn so với những tháng trước đó (tháng 3 ghi nhận mức giảm 40%, tháng 4 giảm 22%, tháng 5 mức giảm là 11%).

Thị trường Mỹ cũng có xu hướng tương tự thị trường Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, 4 tháng đầu năm 2023, NK tôm vào Mỹ đạt 521 triệu pao (khoảng 236.039 tấn), giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 4/2023, NK một số sản phẩm tôm của Việt Nam NK vào Mỹ ghi nhận tăng trưởng so với tháng 3/2023 như tôm nguyên liệu còn vỏ tăng 211% so với tháng 3/2023, tôm nguyên liệu bóc vỏ tăng 46%, tôm hấp và tôm bao bột tăng lần lượt 13% và 20%.

Theo Vasep, dịch bệnh, chiến tranh dẫn đến kinh tế toàn cầu đi xuống, lạm phát gia tăng. Người dân thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu, lựa chọn những thực phẩm giá rẻ… Khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm và nguồn cung trên thế giới tăng, đặc biệt là từ Ecuador và Ấn Độ.

Các nước như Indonesia, Ecuador thu hoạch tôm sớm với sản lượng tôm trúng mùa cả về lượng và kích thước tôm, cạnh tranh với tôm Việt Nam. Các nước này cũng đang cung ứng với giá rẻ hơn tôm Việt Nam từ 1-2 USD/kg, khiến việc tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp XK tôm gặp khó khăn. Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu trong nước giảm liên tục trong các tháng vừa qua, gây ra nhiều hệ lụy cho toàn ngành tôm.

Giá bán cao hơn các nước do dịch vụ logistics yếu

Theo bà Trần Hoàng Yến - Phó Trưởng văn phòng đại diện Vasep, ngành thuỷ sản đang gặp vấn đề lớn về việc thiếu kho lạnh, nhất là khi cao điểm hoặc khi gặp khó khăn về thị trường.

Thực tế, kho đông lạnh bảo quản đóng vai trò không thể thiếu trong quy trình sản xuất, cung ứng thủy sản, đảm bảo chất lượng của sản phẩm thuỷ sản. Thậm chí, điều kiện bảo quản của kho lạnh quyết định đến chất lượng của sản phẩm thủy sản.

Hiện hầu hết các doanh nghiệp thuỷ sản đều phải đầu tư kho bảo quản đông lạnh để hoàn chỉnh quy trình, tuy nhiên công suất này thường chỉ đủ cho chính doanh nghiệp đó trong ít ngày sản xuất.

Hơn nữa, kho thương mại dịch vụ cho thuỷ sản đông lạnh xuất nhập khẩu chủ yếu ở miền Nam, còn miền Bắc và miền Trung vẫn còn hạn chế.

Về vấn đề vận chuyển, đại diện VASEP cho hay, thực tế ngành thuỷ sản vận chuyển trong nội địa chủ yếu bằng đường bộ, chưa có nhiều tuyến đường sắt và đường thuỷ nên chi phí cao.

Từ thực tế về dịch vụ logistics này, bà Yến đưa ra một con số so sánh để thấy rõ, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang chịu thiệt thòi so với các doanh nghiệp nước ngoài đó là: Hiện tại giá bán tôm của Việt Nam cao hơn của Ấn Độ 2 USD/kg và cao hơn của Ecuador 4 USD/kg, điều này làm giảm sức cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản Việt Nam mà một phần nguyên nhân đến từ dịch vụ logistics.

Theo đó, bà Yến đưa ra đề xuất, Chính phủ cần có cơ chế về đất đai và ưu đãi nguồn vốn trung, dài hạn để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư nhiều hơn cho hệ thống kho bảo quản đông lạnh và kho bãi đạt tiêu chuẩn.

Tăng cường năng lực và khả năng của các doanh nghiệp dịch vụ vận tải biển Việt Nam. Bên cạnh đó, bà Yến cũng kiến nghị, về lâu dài, Chính phủ và các địa phương cần đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng logistics của nghề cá như cảng cá, chợ cá... Đây là mô hình các nước phát triển về xuất khẩu thủy sản đã áp dụng và rất thành công.

Bên cạnh đó, toàn ngành tôm cũng đang trông chờ Chính phủ và các bộ ngành có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành về giảm các chi phí, giảm lãi vay, tiền điện, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy định phòng cháy…

Đối mặt với những thách thức hiện tại, Vasep đưa ra lời khuyên: Doanh nghiệp chế biến phải rà soát lại chi phí sản xuất, cắt giảm chi phí không cần thiết. Song song là cố gắng phát triển thêm các mặt hàng giá trị gia tăng có tỉ suất lợi nhuận tốt hơn (như sushi, tôm tẩm bột, tempura, tôm ăn liền…), các sản phẩm đặc thù như tôm nuôi quảng canh trong hệ rừng sinh thái cung cấp cho phân khúc thị trường cao cấp.

“Ngoài các thị trường lớn với nhu cầu đang thấp, doanh nghiệp nên tìm tới những thị trường nhỏ như tại khu vực Châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Thụy Sĩ…) có sức mua tốt hơn do không có lượng tồn kho” – Vasep khuyến nghị.

Đọc thêm

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ VASEP, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng mạnh từ giữa tháng 8 và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới do thiếu hụt nguồn cung và sản lượng tôm nguyên liệu từ các quốc gia sản xuất lớn trên thế giới cũng giảm mạnh, khiến nhu cầu tôm Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường quốc tế tăng cao.

Thấy gì sau chương trình Online Friday 2024?

KOL, KOC có ảnh hưởng lớn đến quyết định và hành trình mua sắm của người tiêu dùng trong Online Friday 2024.
(PLVN) - Sự kiện Online Friday 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn quan trọng, không chỉ làm tăng lượng mua sắm trực tuyến mà còn làm nổi bật vai trò của công nghệ và KOLs trong việc kết nối hàng Việt với người tiêu dùng. Từ các phiên livestream sôi động đến sự hợp tác giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn và địa phương, sự kiện đã chứng minh sức mạnh của chuyển đổi số trong việc quảng bá và tiêu thụ hàng Việt.

Lập kỷ lục mới, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi đạt mức kỷ lục 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 ghi nhận giá trị 924 triệu USD, tiếp tục tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xuất khẩu thủy sản đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Giá vàng SJC tăng, nhẫn trơn “nín lặng”

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhẫn trơn lại giữ mức giá ổn định, không có biến động đáng kể, phản ánh xu hướng thận trọng của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.

Chờ đợi tin sốc từ giá vàng hôm nay

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giá vàng ngày 26/11 trên thị trường quốc tế tiếp đà lao dốc sau hoạt động chốt lời của giới đầu tư. Trong nước, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh hạ giá tới hơn 1 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm
(PLVN) - Chiều nay ngày 11/11 giá vàng trong nước tiếp tục giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng giảm từ 100.000đ - 300.000đ ở chiều mua vào và 200.000 đồng - 400.000 đồng ở chiều bán ra.