Xử sơ thẩm vụ sai phạm tại cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Biết sai nhưng vẫn nghiệm thu trái quy định? | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Xử sơ thẩm vụ sai phạm tại cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Biết sai nhưng vẫn nghiệm thu trái quy định?

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 1/12, phiên tòa xét xử 36 bị cáo trong vụ án sai phạm tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tiếp tục diễn ra. Đại diện VKS đã đối đáp quan điểm của luật sư về kết luận giám định cũng như hậu quả thiệt hại vụ án.

Đối đáp quan điểm của luật sư, bị cáo VKS khẳng định việc ban hành kết luận giám định được thực hiện theo Luật giám định tư pháp. Những người tham gia giám định gồm các tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư… có đầy đủ chứng chỉ thí nghiệm. Cơ quan giám định đã thực hiện đúng yêu cầu, được thể hiện trong đề cương giám định tư pháp, trình cơ quan trưng cầu giám định và cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Trước băn khoăn về việc đoạn đường đưa vào khai thác sau đó mới giám định có khách quan, KSV cho biết các số liệu giám định là đảm bảo công bằng. Mặt khác, việc xác định hậu quả thiệt hại, cơ quan tố tụng đã xác định giá trị lớp vật liệu không đảm bảo thi công theo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra trong dự án này.

Tiếp lời, KSV nói theo quyết định 581 về thi công dự án cũng đã nêu rõ: Quá trình thi công xây dựng, VEC phải kiểm tra, nghiệm thu chất lượng tại hiện trường trước khi sử dụng công trình. Phải kiểm tra ngay khi đang thi công, đến khi hoàn thành. Khi chưa được kiểm tra, chấp nhận nghiệm thu của đơn vị giám sát thi công xây dựng, của chủ đầu tư, nhà thầu không được thi công công trình tiếp theo.

Đối với ý kiến của luật sư đại diện Tổng Công ty Sông Đà cho rằng VEC thanh toán cho các hạng mục không đảm bảo số tiền 811 tỷ nếu cộng lên thì số tiền sẽ hơn rất nhiều, VKS khẳng định, cơ quan công tố không thực hiện việc cộng cơ học như vậy. Số tiền quy kết cho các bị cáo chỉ là giá trị các hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng xảy ra trong quá trình các bị cáo thực hiện thi công, quản lý thực hiện dự án này.

Trong dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, với tư cách Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở, bị cáo Hùng phải tổ chức nghiệm thu rồi mới chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo. Song bị cáo vẫn cho thi công, đắp lên các lớp tiếp theo, điều này là trái quy định.

Bên cạnh đó, bị cáo còn ký đại diện cho VEC về việc hoàn thành giai đoạn 1 dự án, đánh giá công trình đảm bảo chất lượng, Đây là hành vi cố ý, biết là sai, không đúng vẫn tiến hành nghiệm thu, trái quy định.

Đối với bị cáo Hào, VKS thấy quá trình nghiệm thu cơ sở có thấy 5/7 gói thầu chưa hoàn thành vẫn nghiệm thu. Thực tế các gói thầu này đều không đảm bảo chất lượng nhưng khi báo cáo lên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, bị cáo đã không nêu lên những tồn tại đó, cho nên không đánh giá được thiệt hại, hỏng hóc của các đoạn thi công.

Ngoài ra, trong thời gian phụ trách dự án, bị cáo Hào đã cho chuyển đổi thi công từ lớp VTO sang Novachip và đã không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Điều này cho thấy bị cáo có vi phạm.

Ngày mai (2/12) phiên tòa tiếp tục diễn ra.

Theo cáo trạng, mặc dù mới đưa vào khai thác nhưng đoạn đường 65km từ TP Đà Nẵng đến TP Tam Kỳ thuộc Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư đã xảy ra rất nhiều điểm hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành khai thác, an toàn khi tham gia giao thông. Quá trình thi công, nghiệm thu, các bên liên quan đã không thực hiện đúng quy định.

VEC, Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan không có phương án, biện pháp chỉ đạo cụ thể để rà soát, kiểm tra, loại bỏ vật liệu không đảm bảo chất lượng, dẫn đến cả 7/7 gói thầu đều sử dụng đá tại các mỏ không đảm bảo theo yêu cầu làm vật liệu sản xuất các lớp cấp phối đá dăm và bê tông nhựa các loại. Mặc dù giá trị các hạng mục công trình xây dựng không đảm bảo nhưng chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã tiến hành nghiệm thu, thanh toán số tiền hơn 811 tỷ đồng cho các đơn vị thi công dự án.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Đọc thêm

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.