Xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm: Nhằm vào những vụ quy mô lớn, gây tổn hại nghiêm trọng

Tăng cường quản lý thực phẩm và xử lý nghiêm vi phạm về ATTP. ( Ảnh minh họa)
Tăng cường quản lý thực phẩm và xử lý nghiêm vi phạm về ATTP. ( Ảnh minh họa)
(PLO) - Một trong những vấn nạn khiến xã hội lo lắng là tình trạng “an toàn thực phẩm (ATTP) chưa được cải thiện”, phát hiện về ATTP cứ vụ sau nghiêm trọng hơn vụ trước dù đã có nhiều nỗ lực tăng cường giám sát, kiểm tra, vận động bảo đảm ATTP. Chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng thừa nhận, quản lý vấn đề ATTP ở thị trường nội địa là rất khó.

Tại Kỳ họp thứ 3 QH khóa XIV đang diễn ra, góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, nhiều ĐBQH yêu cầu Dự thảo Luật có những quy định cụ thể để đảm bảo có căn cứ xử lý hình sự ngay nếu phát hiện hành vi vi phạm ATTP gây hậu quả nghiêm trọng.

“Nếu gây ngộ độc cho 21 người trở lên thì không có trong khung hình phạt?”

Tại buổi công bố Báo cáo “Quản lý nguy cơ ATTP ở Việt Nam - những thách thức và cơ hội” do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank - WB) phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hồi tháng 4, ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng đại diện Khu vực Đông và Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế cho biết, trong năm 2014-2015, thống kê chưa đầy đủ cho thấy, Việt Nam có 370 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 10.000 ca mắc, 66 ca tử vong.

Trong các báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp của QH khóa và trên nghị trường QH, vấn đề ATTP luôn có độ “nóng” không hề giảm trước những lo lắng về sức khỏe và chất lượng giống nòi trước sự đe dọa công khai, không thể kiểm soát của thực phẩm bẩn. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm ATTP đã được phân tích rất nhiều, trong đó phải kể đến nhận thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cả của người tiêu dùng. 

Theo nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc định lượng để làm căn cứ xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về ATTP là cần thiết, khả thi, tránh việc mở rộng phạm vi về đối tượng xử lý hình sự, trong đó có nhiều hộ nông dân, cá nhân sản xuất nông nghiệp, chế biến và kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ. BLHS chỉ nên xử lý các trường hợp vi phạm quy định về ATTP mà thực phẩm có giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn, hậu quả gây ngộ độc cho nhiều người, gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác…

Các trường hợp khác chưa đến mức xử lý hình sự thì cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, nhất là xử lý hành chính nghiêm cũng đủ răn đe, phòng ngừa và hạn chế đáng kể tình trạng vi phạm về ATTP. Do vậy, Điều 317 của Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng định lượng cụ thể các trường hợp xử lý hình sự và bổ sung một số hành vi như ý kiến ĐBQH đã nêu trên.

Đa số ĐBQH tán thành với Điều 317 của Dự thảo Luật sau khi được chỉnh lý, nhưng vẫn băn khoăn trước những quy định định lượng trong điều này. ĐB Nguyễn Ngọc Phương (tỉnh Quảng Bình) đề nghị phải cân nhắc kỹ lưỡng để không quá hình sự hóa, rộng hóa và không thực thi khi thực hiện.

Phân tích cụ thể, ĐB chỉ ra: “Khoản 1, điểm a, b, c, d, e đều có quy định, gây ngộ độc từ 5 đến 20 người, rất vô lý. Như vậy, nếu 21 người trở lên thì không có trong khung hình phạt? Hoặc khoản 2 cũng vậy, gây ngộ độc từ 21 đến 100 người, từ 101 người trở lên là không có khung hình phạt. Như vậy, vừa dài mà lại không phù hợp. Từ 5 người trở lên là được rồi, cần gì phải là 5 đến 20 người. Tôi đề nghị chỗ này cần phải xem xét để điều chỉnh lại”.

Không để thực phẩm “bẩn” “qua mắt” cơ quan chức năng

Thời gian qua lực lượng chức năng của nhiều tỉnh, TP đã bắt được nhiều vụ sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật vẫn còn sống đã bị cơ quan chức năng buộc đưa đi tiêu hủy nhưng một số người dân vẫn giữ lại để chế biến thực phẩm. Điển hình gần đây ở Cao Bằng đã phát hiện 4 tấn thịt lợn đã bốc mùi hôi thối cùng nhiều thịt thành phẩm và thịt hun khói tại  huyện Trùng Khánh.

“Điều đáng lo ngại là, những sự việc tương tự đã qua mắt được cơ quan chức năng, được tiêu thụ trót lọt và ngang nhiên xuất hiện trên bàn ăn của các nhà hàng và các cửa hàng bán thức ăn đường phố” – bà ĐB Mai Thị Phương Hoa (tỉnh Nam Định) phản ánh.

Vì vậy, dù Điều 317 của Dự thảo Luật đã bổ sung hành vi cấm sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân bị tiêu hủy để sản xuất trong kinh doanh thực phẩm nhưng bà Hoa đề nghị “để không xử lý hình sự tràn lan thì cần bổ sung một số tình tiết như đã xử lý hành chính mà vẫn vi phạm gây ngộ độc cho 5 người trở lên...”

Với việc dự thảo bổ sung một số loại thực phẩm vi phạm về vệ sinh ATTP như động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy hoặc thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh, ĐB Phạm Trí Thức (tỉnh Thanh Hóa) cho rằng, việc quy định như vậy vẫn chưa đầy đủ, thiếu tính khái quát và trùng lặp với quy định về hành vi bị cấm trong Luật ATTP. Vì vậy, ĐB đề nghị không nên liệt kê cụ thể các trường hợp không bảo đảm ATTP mà chỉ quy định về hậu quả phù hợp với từng công đoạn như sản xuất, chế biến, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Thực tế trong thời gian qua có những vụ ngộ độc thực phẩm gây chết người vì sử dụng thực phẩm chất lượng không đảm bảo do lỗi của người sản xuất đã vi phạm quy trình sản xuất, chế biến không đúng quy định, không kiểm định nguyên liệu, không kiểm định chất lượng thực phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ, nên đã không biết rõ việc sử dụng nhầm nguyên liệu hay không rõ đã sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Dẫn ví dụ vụ dùng cồn công nghiệp thay cho cồn thực phẩm để pha chế rượu nhưng không biết dẫn đến chết người, có vụ chết nhiều người, nhưng cơ quan tư pháp rất khó xử vì theo Điều 244, BLHS năm 1999, hành vi của người chế biến, cung cấp thực phẩm do làm sai quy trình chế biến, thiếu trách nhiệm như trường hợp nêu trên mà gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ không bị xử lý hình sự, ĐB Đỗ Thị Lan (tỉnh Quảng Ninh) đề nghị bổ sung hành vi vi phạm các quy định về quy trình chế biến thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng vào khoản 1 Điều 317 để quy định xử lý hình sự đối với tội phạm này.

Để áp dụng trên thực tiễn được thuận lợi, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm về vệ sinh ATTP nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho cộng đồng, ĐB Bạch Thị Hương Thủy (tỉnh Hoà Bình) đề nghị Dự án Luật cần xem xét cân nhắc hoàn thiện các quy định phù hợp vì “thực tế cho thấy tội vi phạm về ATTP rất khó chứng minh hậu quả vì có những loại thức ăn khi ăn vào cơ thể từ 5 đến 10 năm hoặc có những trường hợp lâu hơn mới phát sinh bệnh. Do đó, không phải trường hợp nào cũng thấy ngay được hậu quả để xem xét và định tội”.

Cùng với đó, để xảy ra thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân không nhỏ là từ công tác quản lý nhà nước và việc xử lý chưa nghiêm. Do đó, “nếu chúng ta làm tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước và tăng cường hiệu quả xử lý hành chính sẽ góp phần hạn chế đáng kể tình trạng này” – bà Thủy nêu ý kiến.

Đọc thêm

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết

Bánh kẹo màu sắc lòe loẹt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán tràn lan trên thị trường. (Ảnh: NM)
(PLVN) - Gần Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, nhưng cùng với đó là nguy cơ thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Từ các chợ tự phát đến các sạp hàng online, nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa hóa chất độc hại, hoặc không bảo đảm vệ sinh vẫn được bày bán công khai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Phát hiện xe tải vận chuyển gần 10 tấn thịt động vật bốc mùi hôi thối

Phát hiện xe tải vận chuyển gần 10 tấn thịt động vật bốc mùi hôi thối
(PLVN) -Ngày 30/12, Công an tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Phòng Cảnh sát kinh tế tiếp tục điều tra và lấy lời khai từ những người liên quan để làm rõ vụ việc vận chuyển hơn 8,5 tấn thịt và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, đang trong quá trình vận chuyển từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh để tiêu thụ.

Chuyên gia cảnh báo bùng nổ 'bẫy' lừa đảo trực tuyến AI năm 2025

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia khuyến cáo tấn công lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục hoành hành trong năm 2025. (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, gây những hậu quả nặng nề với hàng trăm nghìn người dùng Việt Nam năm 2024. Theo khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cứ 220 người dùng thì sẽ có 1 người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, tỷ lệ là 0,45%. Tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ VNĐ.

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mùa đông, nhu cầu sưởi ấm và sấy khô tăng cao khiến nguy cơ cháy, nổ từ thiết bị điện trở nên đáng lo ngại. Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp an toàn PCCC như sử dụng thiết bị đạt chuẩn, không để gần vật liệu dễ cháy và luôn cảnh giác để bảo vệ tính mạng, tài sản.

Cảnh báo nguy cơ từ pháo nổ tự chế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Pháo tự chế bị cơ quan Công an thu giữ (Ảnh: Công an TP Hà Nội).
(PLVN) -  Công an TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng mua bán và sản xuất pháo nổ tự chế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát, một số đối tượng vẫn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và an ninh trật tự xã hội.

Sách lậu, sách vi phạm bản quyền lộng hành - Do thị trường thiếu ý thức?

Sách lậu có kích cỡ thô hơn, màu nhòe hơn, phần ruột không có màu và căn lề lệch hơn so với sách chính thống.
(PLVN) - Sự phát triển của văn hóa đọc và tương lai của ngành xuất bản sách nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng khi tình trạng sách lậu và sách vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Các nhà xuất bản, tác giả và độc giả đều chịu ảnh hưởng khi những nỗ lực phát triển thị trường sách chính thống bị sách lậu làm suy yếu, kéo theo hệ lụy về kinh tế lẫn văn hóa.

Đặt đồ ăn online và nguy cơ tiềm ẩn

Còn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm khi người tiêu dùng đặt thức ăn qua ứng dụng online. (Ảnh minh họa - baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đặt thực phẩm online qua ứng dụng đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt tại các đô thị lớn. Không thể phủ nhận rằng hình thức này mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên, đằng sau đó là hàng loạt những nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng thực phẩm, sức khỏe người dùng và những vấn đề về trách nhiệm pháp lý khi sự cố xảy ra.

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Động thái từ Bộ Công Thương trước “làn sóng” Temu

Logo của sàn thương mại điện tử Temu.
(PLVN) -  Trước làn sóng hàng giá rẻ của Temu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên hệ với nền tảng này để yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ cũng thúc đẩy các biện pháp tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm và áp thuế, nhằm bảo vệ thị trường nội địa và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh.

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?
(PLVN) -  Dù đang được quảng cáo rầm rộ và thu hút người dùng Việt Nam với những ưu đãi giá rẻ bất ngờ, sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều này đặt ra nhiều lo ngại về tính minh bạch và chất lượng sản phẩm, vì vậy người tiêu dùng nên thận trọng để tránh những rủi ro không đáng có.

Hàng nhập kém chất lượng và mối lo về an toàn thực phẩm

Sản phẩm hồng sấy từ Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, không cần hút chân không vẫn không hư hỏng, giá thành thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. (Nguồn: NM)
(PLVN) - Vào mùa, thị trường bánh mứt, hoa quả sấy trong nước đang trở nên sôi động. Đáng lo ngại, khá nhiều trong số này là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại “núp bóng” hàng Việt, bán tràn lan trên mạng với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.